Ngân hàng kinh doanh nông nghiệp và thực phẩm Rabobank dự báo với tình hình COVID-19 hiện nay, các nước trên khắp thế giới tăng tích trữ hàng hóa nông sản, cùng với dự báo sản lượng thu hoạch kém do thời tiét khô, giá nông sản sẽ tăng và tạo ra một giai đoạn lạm phát giá hàng hóa nông sản ít nhất cho tới hết nửa đầu năm 2021.
Động lực chính kéo giá nông sản, bao gồm ngô, lúa mỳ và đậu tương, là rủi ro thời tiết – cụ thể là La Nina – và nhu cầu nhập khẩu cao khi các nước đầu tăng tích trữ ngũ cốc và hạt có dầu, cùng với hoạt động đầu cơ. La Nina có thể gây thiệt hại cho sản xuất nông sản toàn cầu, có thể gây tình trạng thiếu tuyết cục bộ và đẩy sản xuất lúa mỳ vào rủi ro, đồng thời tăng rủi ro hạn hán tại Nam Mỹ, các nhà phân tích cảnh báo.
Lúa mỳ đạt mức giá cao nhất kể từ năm 2014 nhưng trong khi tồn kho niên vụ 2020/21 tăng, nhu cầu tăng lên trên toàn cầu do đại dịch sẽ bù đắp tác động của tồn kho tăng khi các nước đều tìm cách đảm bảo nguồn cung. La Nina có thể sẽ tiếp tục đặt ra thách thức cho sản xuất lúa mỳ trên khắp thế giới, theo báo cáo mới nhất của Rabobank.
Giá đậu tương ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong tất cả các loại hàng hóa trong năm 2020 sau 2 năm dư cung liên tiếp và chiến tranh thương mại kéo giá ngô giảm xuống dưới chi phí sản xuất tại Mỹ. Giá ngô bắt đầu tăng mạnh trở lại sau khi Trung Quốc mạnh tay nhập khẩu, kết cục giá ngô lên mức cao nhất trong 4 năm. Tình hình àny dự báo tiếp diễn trong năm 2021 do nhu cầu từ Trung Quốc, theo nhận định của Rabobank.
Cán cân thương mại
Rabobank dự báo triển vọng không chắc chắn trong năm 2021 liệu thương mại của Trung Quốc có neo cân bằng. Trung Quốc đnag tăng nhạp khẩu đậu tương và ngô Mỹ để phục vụ cho ngành chăn nuôi đang phục hồi, đồng thời giảm nhẹ các căng thẳng với Mỹ. Hiện vẫn chưa rõ liệu Trung Quốc sẽ cần nguồn cung bao nhiêu từ Brazil để đáp ứng đủ nhu cầu trong năm 2021, theo các chuyên gia thị trường hàng hóa nông sản.
Đồng thời, hiện vẫn chưa rõ về cách tiếp cận của Trung Quốc với tân tổng thống Mỹ Joe Biden, và liệu diễn biến này sẽ tác động ra sao tới quan hệ giữa hai cường quốc lớn nhất trên thị trường hàng hóa nông sản toàn cầu.
Rabobank cũng dự báo đồng USD mạnh lên trong vài tháng tới, có thể khiến giá nông sản Mỹ tăng và làm giảm nhu cầu đối với các hàng hóa nông sản Mỹ.
Stefan Vogel, chiến lược gia toàn cầu và trưởng nhóm phân tích thị trường hàng hóa nông sản tại Rabobank, nhận định: “Trong những năm gần đây, mối quan hệ đầy biến động giữa Mỹ và Trung Quốc đã kéo theo nhiều bất ổn về giá hàng hóa nông sản. Sau một giai đoạn triển khai các đối thoại thương mại song phương, dấu hỏi lớn vẫn còn tồn tại về cách mối quan hệ này tiến triển trong thời kỳ chính phủ mới và diễn biến này sẽ tác động ra sao tới cân đối thương mại đối với các hàng hóa nông sản chính, như đậu tương”.
Bại trận trước đại dịch
Ông cho rằng năm 2020 là một năm đầy khác biệt nhưng chuỗi cung ứng hàng hóa nông sản đã hoạt động tốt, đảm bảo nguồn cung thực phẩm toàn cầu tiếp tục luân chuyển trong suốt đại dịch, bất chấp hành vi tích trữ tại cả các nước sản xuất lẫn tiêu dùng.
“Tìn hình hiện nay mang đến cho nông dân sự khích lệ sau nhiều năm giá nông sản thấp dai dẳng. Nhưng năm 2021 sẽ mang đến những rủi ro khác. Ngay cả trước những hy vọng ngày càng tăng về vắc xin, COVID-19 vẫn là rủi ro khó dự báo, trong khi La Nina lại có khả năng gây thiệt hại cho sản xuất nông sản toàn cầu. Giá lúa mỳ, ngô và đậu tương dự báo tiếp tục duy trì ở mức cao và có thể tiếp tục tăng; đồng thời nông dân sẽ tiếp tục tận dụng các điều kiện sản xuất và xuất khẩu thuận lợi để kinh doanh”.
Theo Food Navigator Asia
Bình luận