0

Tôm Việt Nam nằm trong nhóm nông sản được ưa chuộng nhất trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, càng tăng xuất khẩu thì ngành tôm càng đối mặt nhiều phức tạp bởi các nhà sản xuất trong nước phải tuân thủ các tiêu chuẩn cao do các nhà nhập khẩu nước ngoài đặt ra và các chính phủ đều tránh các biện pháp phòng vệ thương mại.

Tổng giám đốc công ty thủy sản Minh Phú, ông Lê Văn Quang, hồi tuần trước đã tổ chức họp báo nói về quyết định chống bán phá giá áp dụng đối với xuất khẩu tôm từ công ty MSeafood Corporation. Xuất khẩu tôm của Minh Phú và MSeafood sang thị trường Mỹ sẽ chịu mức thuế chống bán phá giá 10%, tương đương mức thuế tôm Ấn Độ đang phải chịu trên thị trường Mỹ theo Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) kết luận vào giữa tháng 10/2020, sau 8 tháng điều tra.

Vụ việc này được khởi động sau khi Ủy ban Thực thi Thương mại Tôm Án lệ đệ trình các cáo buộc vào tháng 7/2019. Ngày 13/10, CBP thông báo có đủ bằng chứng cho thấy MSeafood vi phạm luật thương mại của Mỹ. Cơ quan này kết luẩn rằng MSeafood “đã nhập khẩu tôm đông lạnh nguồn gốc Ấn Độ, trung chuyển vào Việt Nam sau đó đổi nguồn gốc xuất xứ thành của Việt Nam”. Do hoạt động trung chuyển này, thuế chống bán phá giá vốn có thể thu từ tôm nước ấm đông lạnh Ấn Độ, đã không được thu về chính phủ Mỹ.

Minh Phú là công ty sản xuất và chế biến tôm lớn nhất Việt Nam, cho rằng thông báo của CBP ngày 22/10 dựa trên “những thực tế bấtlợi” và “cơ quan này đã không cử bất cứ ai tới Việt Nam để thanh tra thực địa. Thay vào đó, CBP đánh giá trường hợp này dựa trên một hệ thống truy xuất nguồn gốc không thống nhất với các tiêu chuẩn và các hệ thống của Minh Phú”. Theo ông Quang, phương pháp phân tích và truy xuất nguồn gốc mà công ty đnag áp dụng đã được phê chuẩn bởi Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia mỹ (NOAA) và dựa trên Chương trình Giám sát Nhập khẩu Thủy sản của Mỹ (SIMP).

Tuy nhiên, CBP kết luận rằng “bằng chứng cho thấy tôm Ấn Độ bị trộn lẫn với tôm Việt Nam và rằng hệ thống sản xuất nội bộ của Minh Phú không có năng lực truy xuất đáng tin cậy quy trình xử lý tôm Ấn Độ mà công ty này mua về. “CBP cũng nhấn mạnh rằng các khía cạnh trong quy trình của Minh Phú trái ngược hoàn toàn với các bản mô tả mà công ty cung cấp cho Bộ Thương mại Mỹ, theo báo cáo từ Southern Shrimp Alliance.

Tháng 8/2019, Minh Phú đã phải bán 35,1^ cổ phần cho nhà đầu tư Nhật Bản Mitsui bởi công ty không thể bán hàng sang Mỹ và hệ quả là gặp khó khăn trong suốt mùa sản xuất năm 2019 và hiện nay. Doanh thu 9 tháng đầu năm 2020 của Minh Phú giảm 21% so với cùng kỳ năm 2019, xuống còn 6.600 tỷ đồng (287 triệu USD), trong khi lợi nhuận đạt 408 tỷ đồng (17,7 triệu USD), giảm 15,7% trong cùng kỳ so sánh.

Hiện luật sư của công ty đang làm việc với các nhà chức trách tại Mỹ để chủ động cung cấp dữ liệu và chứng minh rằng công ty không sử dụng tôm từ Ấn Độ. Do Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Minh Phú với doanh thu từ thị trường này chiếm 38% tổng doanh thu xuất khẩu của công ty, ông Quang hy vọng công ty có thể tìm ra cách giải quyết vấn đề thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu tôm sang thị trường này. Trong lịch sử 13 năm tham gia các vụ kiện chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam tại Mỹ, đợt rà soát hành chính lần thứ 13 của Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vượt qua kỳ vọng của các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam.

Liên quan đến các kết quả rà soát, tổng thư ký VASEP Trương Đình Hòe cho rằng các doanh nghiệp tôm Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ ở mức giá công bằng và cạnh trah, không xảy ra tình trạng phá giá để sinh lời phi pháp trên thị trường quốc tế. ông Hòe cho rằng các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã trở nên vững vàng hơn do tham gia nhiều vụ kiện thương mại quốc tế, do đó xử lý các vụ kiện này tốt hơn các doanh nghiệp ở phần lớn các ngành kahcs. Tuy nhiên, lần này Minh Phú – doanh nghiệp vốn đã là đối tượng bị áp thuế chống bán phá giá tại Mỹ trong các năm 2012 và 2013 – cho thấy các vụ kiện bảo hộ thương mại đối với xuất khẩu từ Việt Nam vẫn chưa chấm dứt. Thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn là đối tượng của các chính sách phòng vệ thương mại.

Các biện pháp phòng vệ

Ngoài các quy định pháp lý do chính phủ Mỹ ban hành, tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ cũng là đối tượng của các tiêu chuẩn tự nguyện do một số tổ chức phi chính phủ có tầm ảnh hưởng đặt ra. Ví dụ, Global Aquaculture Alliance phát triển hệ thống Codes of Practice for Responsible Shrimp Farming để tăng cường trách nhiệm của các nhà sản xuất về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Mỹ là thị trường xuất khẩu chính của tôm Việt Nam nhưng hệ quả của các chính sách thuế chống bán phá giá đang làm giảm số lượng các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này.

Ông Ngô Minh Hiển, tổng giám đốc CTCP XNK Thủy sản Năm Căn, cho rằng thuế không phải là nỗi lo chính, vấn đề đáng lo nhất của ngành kinh doanh này là các rào cản kỹ thuật áp dụng tùy theo các hoàn cảnh và nhu cầu của các nhà nhập khẩu. Một số chuyên gia cho rằng chính phủ Mỹ nên áp dụng các chính sách đền bù ch các tính toán của họ đối với các hàng hóa bị bán với giá cao hơn để bù đắp cho các hàng hóa giá thấp hơn. Tuy nhiên, từ quan điểm của Mỹ, hàng hóa nhập khẩu giá cao không liên quan gì tới các hàng hóa nhập khẩu giá thấp – tất cả hàng hóa nhập khẩu được bán với giá thấp đều bị coi là phá giá. “Mỹ có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều các chính sách phòng vệ thương mại kể từ khi đại dịch bắt đầu và các nền kinh tế suy yếu”, theo ông Lê Sỹ Giang, CEO của GH Consults LLC.

Dữ liệu từ Cục Phòng vệ Thương mại thuộc Bộ Công thương cho biết số vụ việc phòng vệ thương mại liên quan đến hàng hóa Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây. Cả năm 2019 chỉ có 16 vụ mới thì trong 9 tháng đầu năm 2020 đã phát sinh 32 vụ.

Ông Giang, nguyên lãnh đạo Cục Phòng vệ Thương mại, cho biết Bộ Thương mại Mỹ điều tra gắt gao hơn kể từ trường hợp của Minh Phú vào năm 2012. “Tôi biết rằng các cơ quan chức trách Mỹ hiện yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp gấp đôi số chứng từ liên quan so với trước đây”. Theo ông Giang, Mỹ khuyến khích các nhà nhập khẩu đàm phán giá cố định trên cơ sở một lượng hàng hóa cụ thể với các nhà xuất khẩu quốc tế - một giải pháp đang trở nên phổ quát hơn các quy định của WTO – và diễn ra trong bốic ảnh ngày càng nhiều các cuộc điều tra phòng vệ mà Mỹ tiến hành. Mục tiêu chính của các chính sách phòng vệ thương mại của Mỹ là để hạn chế cạnh tranh và bảo vệ sản xuất nội địa.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, giám đốc Trung tâm Thương mại Quốc tế và WTP thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho hay: “Bảo hộ thương mại không phải là một hành vi tùy ý bởi Việt Nam phải tuân thủ các quy tắc và quy trình bắt buộc vạch ra trong các thỏa thuận WTO liên quan”. Tuy nhiên, các cuộc điều tra phòng vệ thương mại gây ra rất nhiều khó khăn cho các nhà xuất khẩu Việt Nam do quá trình rà soát có thể mất ít nhất 1 năm. Trong thời gian này, các doanh nghiệp phải tham gia vào các quá trình rà soát giá liên tiếp khiến họ không thể xác định được các chiến lược cạnh tranh dài hạn. Theo bà Trang, đây là nguyên nhân chính vì sao các nhà xuất khẩu Việt Nam nên tránh cuộc điều tra như vậy. Tuy nhiên, bà cũng giải thích rằng: “Vẫn có thể thoát khỏi thuế chống bán phá giá nếu các doanh nghiệp có biên lợi nhuận ít ỏi trong ba lần rà soát liên tục từ phía Mỹ, ngay cả sau khi cuộc điều tra ban đầu đã chấm dứt và chính sách thuế đã được ban hành”.

Theo VIR

Admin

Rà soát việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh chính sách phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đường

Bài trước

Việt Nam, Mỹ ưu tiên mở cửa thị trường nông sản

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản