0

Các lô cá tra chế biến theo quy trình sản xuất công nghệ cao đã được vận chuyển tới EU, Nam Mỹ, ASEAN, Trung Quốc và Trung Đông từ một công ty tại tỉnh An Giang.

Tập đoàn Nam Cường – nhà xuất khẩu cá tra sở hữu diện tích nuôi cá tra ứng dụng công nghệ cao và theo tiêu chuẩn GlobalGAP, Aquaculture Stewardship Council, và VietGAP đã thực hiện các hoạt động xuất trên trên. Công ty cũng có một số nhà máy chế biến đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt đối với hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường khó tính, bên cạnh một nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Công ty cho biết sẽ xuất khẩu 300 – 350 container/tháng, với mỗi container là 25 tấn cá tra sản xuất theo quy trình công nghệ cao.

Bất chấp COVID-19, xuất khẩu nông sản Việt Nam về cơ bản đạt đưcọ các mục tiêu, đặc biệt là cá tra – một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực – đang dần dần lấy lại được đà xuất khẩu sang các thị trường truyền thống, theo Thứ trưởng Bộ NNPNT Phùng Đức Tiến cho hay. Ông nhấn mạnh rằng Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA), có hiệu lực ngày 1/8 vừa qua, tạo những điều kiện cần thiết cho ĐBSCL 0 vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất tại Việt Nam, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản chính sang thị trường châu Âu.

Ngành nông lâm thủy sản ghi nhận thặng dư thương mại hơn 7,9 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2020, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2019. Xuất khẩu ước đạt 33,6 tỷ USD, tăng 1,1%; trong khi nhập khẩu đạt gần 25,6 tỷ USD, giảm 1,5% trong cùng kỳ so sánh. Chỉ riêng trong tháng 10, tổng doanh thu xuất khẩu tăng 4,2% so với tháng 9, lên khoảng 3,8 tỷ USD.

Theo VNS

Admin

Xuất khẩu gạo sang Bắc Âu tăng mạnh

Bài trước

Lộc Trời nhận đơn hàng xuất khẩu 400.000 tấn gạo sang EU

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản