Thực phẩm và Đồ uống

Tin vắn ngành nông nghiệp ngày 9/5

0

Xuất khẩu hạt tiêu sang EU tăng vọt 92,9% trong quý 1/2022

Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) đang tạo nên hiệu ứng tích cực cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường này trong quý 1/2022 tăng tới 92,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Thống kê do Tổng cục Hải quan cho thấy xuất khẩu hạt tiêu trong quý 1/2022 đạt 53.800 tấn, trị giá 250,8 triệu USD, giảm 12,1% về lượng nhưng tăng tới 40,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý hơn cả, xuất khẩu hạt tiêu trong cùng kỳ so sánh sang thị trường châu Âu tăng tới 92,9%; đồng thời tăng mạnh mạnh xuất khẩu cũng được ghi nhận tại Mỹ (63,5%), châu Phi (10,3%) và châu Á (6,4%). Hơn nữa, thị phần của xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam trên thị trường EU tăng từ 20,21% trong quý 1/2021 lên 28,08% trong quý 1/2022.

Việt Nam nổi lên trở thành nước xuất khẩu chè lớn nhất sang Đài Loan

Việt Nam là nước xuất khẩu chè lớn nhất sang thị trường Đài Loan trong năm 2021 với thị phần chè Việt Nam chiếm tới 55,23% tổng giá trị nhập khẩu chè của thị trường này, theo Tổng cục Ngoại thương Đài Loan (BOFT). Thống kê của BOFT cho thấy trong năm 2021, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu 18.330 tấn chè, trị giá 28,91 triệu USD sang thị trường này, tăng 7,1% về lượng và 7,47% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Trong 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu chè sang thị trường này đạt 2.000 tấn, trị giá 3 triệu USD, tăng 3,5% về lượng và 0,89% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, thị phần của Việt Nam trên thị trường này giảm 8% so với  9 năm trước. CÁc chuyên gia cho rằng nguyên nhân suy giảm là do tác động của đại dịch COVID-19 và Đài Loan thắt chặt quản lý chất lượng và dư lượng thuốc trừ sâu trong các sản phẩm nhập khẩu. Theo các quy định của Đài Loan, các sản phẩm chè nhập khẩu phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Đài Loan (TFDA) ban hành.

Tăng trưởng xuất khẩu tôm, cá tra tiếp tục diễn biến tích cực trong tháng 4/2022

Duy trì xu hướng tăng, xuất khẩu tôm và cá tra của Việt Nam tiếp tục tăng vọt trong tháng 4/2022, góp phần đưa thủy sản trở thành điểm sáng trong tăng trưởng xuất khẩu từ đầu năm đến nay. Xuất khẩu cá tra trong tháng 4/2022 đạt 297 triệu USD, gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021, theo dữ liệu công bố ngày 6/5 của Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP). Trong 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cá tra của ViệtNam đạt hơn 950 triệu USD, tăng vọt 94% so với cùng kỳ năm 2021. Tháng 4/2022 cũng ghi nhận xuất khẩu tôm tăng vọt 35% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 406 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu tôm trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt 1,36 tỷ USD, tăng 41,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trong 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt khoảng 3,6 tỷ USD, tăng tới 44,5% so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu tôm và cá tra chiếm 2,31 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2022, theo VASEP. Mỹ là thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam lớn nhất trong 4 tháng đầu năm 2022 với giá trị 842 triệu USD, tăng 74% so với cùng kỳ năm 2021. Trung Quốc đứng thứ 2 với giá trị nhập khẩu khoảng 578 triệu USD, tăng vọt 94% trong cùng kỳ so sánh. Trong quý 1/2022, xuất khẩu thủy sản Việt Nam mang về 2,5 tỷ USD, tăng 46%. Xuất khẩu tôm trong quý 1/2022 đạt 955 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2021, trong khi xuất khẩu ca tra trong cùng kỳ so sánh tang tới 88% lên mức 654 triệu USD.

Xuất khẩu gỗ Việt Nam dự báo tăng trưởng tốt trong nửa đầu năm 2022

Trong top 5 sản phẩm nông lâm thủy sản xuất khẩu vượt 1 tỷ USD trong những tháng đầu năm 2022, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ dự báo tăng trưởng 5 – 8% trong nửa đầu năm 2022. Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ riêng trong tháng 4/2022 ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2021, đưa tổng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ trong 4 tháng đầu năm 2022 lên 5,48 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2021. Bộ NNPTNT cho biết trong 4 tháng đầu năm 2022, 5 sản phẩm và nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu vượt 1 tỷ USD có nhóm sản phẩm gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES) hiện xu hướng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đang tập trung vào các sản phẩm giá trị gia tăng như ghế khung gỗ, nội thất phòng khách và phòng ăn, và nội thất phòng ngủ, tất cả đều là các thế mạnh của Việt Nam. Theo ông Đỗ Xuân Lập, chủ tịch VIFORES, các hoạt động sản xuất và xuất khẩu gỗ của Việt Nam được thúc đẩy thông qua  hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTAs) đã chính thức có hiệu lực như Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), qua đó tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm gỗ khi mức thuế dần giảm về 0%.

Theo VNS

Admin

Ứng dụng công nghệ ngăn chặn đầu tư gian lận ảnh hưởng đến xuất khẩu gỗ

Bài trước

Các nhà xuất khẩu gỗ có thể tận dụng thỏa thuận thương mại với Vương quốc Anh

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc