Ông Trần Quốc Toản, Cục phó Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương, trả lời phỏng vấn về quyết định của Việt Nam dần xóa bỏ toàn bộ các hoạt dộng tạm nhập – tái xuất thông qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc.
Ông vui lòng giải thích quyết định của Việt Nam về xóa bỏ tất cả các hoạt động tạm nhập tái xuất thông qua các cửa khẩu biên giới phi chính thức giữa Việt Nam – Trung Quốc?
Toàn bộ các hoạt động tạm nhập – tái xuất qua biên giới, bao gồm các lô hàng từ nước ngoài vào các kho ngoại quan được coi là hoạt động kinh doanh quốc tế thông thường. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hoạt động này gây ra rất nhiều rủi ro do luật Việt Nam cho phép các hoạt động tạm nhập – tái xuất diễn ra tại tất cả các cửa khẩu phụ và ngay cả các cửa khẩu phi chính thức với các nước láng giềng.
Các hoạt động tạm nhập – tái xuất tiểu ngạch này có thể gây ra rất nhiều rủi ro, bao gồm các quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước láng giềng. Hơn nữa, hoạt động này tác động tiêu cực tới quan hệ giữa Việt Nam và các nước láng giềng về hàng hóa đi qua các cửa khẩu chính ngạch.
Ý ông là trong tương lai gần, các hoạt động thương mại biên mậu tiểu ngạch như vậy sẽ bị cấm?
Gần đây, tất cả các nước chia sẻ biên giới với Việt Nam đều thắt chặt các biện pháp kiểm soát biên giới. Các hoạt động kiểm soát này ngăn cản các hoạt động thương mại tiểu ngạch xuyên biên giới của Việt Nam, gây ra thiệt hại kinh tế lớn cho các doanh ngheiẹp Việt Nam do thuế phí bảo quản hàng hóa và nhiều khi chi phí khác, trong khi họ không thể xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc.
Theo yêu cầu của UBND tỉnh Quảng Ninh, Bộ Công thương đã tổ chức họp với các bên liên quan đến từ các bộ ngành khác, và các thành viên đã dự thảo một văn bản về việc chấm dứt các hoạt động tạm nhập – tái xuất qua cả kênh tiểu ngạch và chính ngạch.
Với sự phê chuẩn từ phía Thủ tướng, Bộ Công thương đã nhanh chóng ban hành Thông tư số 09/2020 và đăng tải công khi trên website.
Các tác động tiêu cực nào có thể xảy ra khi Thông tư 09/2020 có hiệu lực?
Trong tương lai gần, thông tư này có thể tạo ra tác động tiêu cực cho các doanh nghiệp đang kinh doanh các hoạt động tạm nhập tái xuất. Tuy nhiên, tôi không nghĩ tác động tiêu cực này quá lớn bởi gần đây rất nhiều quốc gia láng giềng vốn đã thắt chặt kiểm soát thương mại biên mậu qua các cửa khẩu phụ của họ, bao gồm các cửa khẩu không chính thức. Về dài hạn, tất cả các hoạt động tạm nhập – tái xuất sẽ chỉ được phép diễn ra thông qua các cửa khẩu quốc tế chính thức. Chính sách này sẽ tạo ra một hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp theo đuổi hoạt động kinh doanh ổn định, bền vững và hiệu quả. Ngoài ra, chính sách này sẽ giúp Việt Nam giảm rủi ro khi hàng hóa đi qua các cửa khẩu phụ, bao gồm các cửa khẩu không chính thức với các nước láng giềng.
Để giúp giảm thiệt hại cho doanh nghiệp Việt Nam, Bộ Công thương sẽ phát triển một lộ trình có hiệu lực từ 1/1/2021, để tất cả các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và phát triển các kế hoạch kinh doanh theo các yêu cầu về các hoạt động tạm nhập – tái xuất qua các cửa khẩu biên giới này.
Bộ Công thương đã có kế hoạch về suy giảm các hoạt động thương mại biên mậu hay chưa?
Về cơ bản mà nói, các chính sách của Trung Quốc về thắt chặt nhập khẩu nông sản và thủy sản là tuân theo các quy tắc và thực hành quốc tế. Đó là lý do vì sao phần lớn các nước trong khu vực và trên thế giới hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc hoặc họ tự phát triển các quy định hoặc hướng dẫn dể hỗ trợ các doanh nghiệp tuân thủ theo quy định tại Trung Quốc.
Đối với Việt Nam, Bộ Công thương đã nhiều lần cảnh báo, khuyến nghị và hướng dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu và các địa phương theo dõi sát soa các quy định và chính sách thương mại xuyên biên giới của Trung Quốc. Bộ Công thương cũng khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi qua kênh chính ngạch thay vì kênh tiểu ngạch.
Theo VNS/PLTPHCM
Bình luận