0

Năm 2022, Việt Nam tạo nên bước đột phá lớn trên thị trường trái cây tươi Trung Quốc về số lượng nghị định thư được ký kết.  Sầu riêng, chuối và chanh dây của Việt Nam được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc trong năm 2022. Mặc dù thị trường Trung Quốc mở cửa cho nhiều trái cây Việt Nam trong thời gian gần đây, xuất khẩu trái cây năm 2022 vẫn thấp hơn năm 2021. Vì sao tình trạng này xảy ra? Liệu trái cây Việt Nam đang tăng tốc xuất khẩu sang Trung Quốc? Điều gì cản trở thương mại trái cây năm 2022? Liệu có bất cứ yếu tố nội tại nào đang kéo lùi xuất khẩu vốn đang tăng trưởng của Việt Nam?

Rau quả nằm trong nhóm xuất khẩu chủ lực của nông nghiệp Việt Nam, đứng thứ 3 sau gỗ và thủy sản. Năm 2019, xuất khẩu rau quả Việt Nam chạm mức kỷ lục 3,7 tỷ USD, giảm xuống còn 3,25 tỷ USD trong năm 2020 do đại dịch. Năm 2021, xuất khẩu rau quả tăng trở lại, chạm mốc 3,52 tỷ USD. Trong 10 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu rau quả đạt 2,8 tỷ USD. Ước tính xuất khẩu rau quả trong tháng 11 đạt 340 triệu USD, dẫn tới ước tính giá trị xuất khẩu cả năm 2022 ở mức 3,2 tỷ USD, tương đương giảm 9% so với năm 2021.

Trung Quốc là thị trường chủ lực trong xuất khẩu rau quả của Việt Nam, chiếm tới hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả. Trong nửa đầu năm 2022, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, được giải thích do tiêu dùng thấp trong giai ddoanjd dại dịch, những khó khăn về vận chuyển do chính sách zero-COVID của Trung Quốc và thắt chặt các biện pháp kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Trong nửa đầu năm 2022, xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Trung Quốc giảm 34% so với cùng kỳ năm 2021, kéo tụt toàn bộ hiệu quả của ngành sản xuất này, dẫn tới giảm 17% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong nửa đầu năm 2022.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, xuất khẩu một số loại rau quả vẫn tăng trong năm 2022; cụ thể là sầu riêng, thanh long và chuối – các mặt hàng xuất khẩu sôi động sang thị trường Trung Quốc. Ông nhấn mạnh đây là lần đầu tiên Việt Nam vượt qua Philippines trở thành đối tác cung cấp chuối lớn nhất cho Trung Quốc trong tháng 10/2022. Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc trong tháng 10/2022 tăng 44% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng trưởng tháng 11 ước đạt 30,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Sự thành công của một số loại trái cây nhất định tại các thị trường nhất định rất đáng chú ý nhưng sự suy giảm nói chung của xuất khẩu rau quả năm 2022 khiến các chuyên gia, doanh nghiệp và các nhà chức trách cần tìm ra nguyên nhân cốt lõi. Ngoại trừ các yếu tố quốc tế, các vấn đề trong nước cần nhìn nhận thấu đáo. Một phát hiện là tư duy của người sản xuất, trọng về số lượng so với chất lượng và muốn bán những gì mình có thay vì suy xét tới nhu cầu của người tiêu dùng và các xu hướng mới trên thị trường. Theo các nhà phân tích, hiện nay người tiêu dùng có xu hướng không chỉ mua những rau quả ngon, hình thức dẹp mà còn phải phù hợp với nhịp sống bận rộn của họ. Một vấn đề khác là hoạt động chui của các nhà sản xuất và các nhà xuất khẩu trong quy trình xuất khẩu. Các nhà chức trách nhiều lần khuyến khích các nhà xuất khẩu tiến hành thương mại thông qua các kênh xuất khẩu chính ngạch và cảnh báo các hoạt động gian lận như sử dụng các mã đăng ký không chính xác hoặc vay mượn cho các vùng sản xuất hoặc các nhà máy đóng gói.

Như Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan từng đề cập, thay vì ưu tiên sản lượng, nông dân và doanh nghiệp cần tập trung vào giá trị sản phẩm. Ông nhấn mạnh rằng mỗi loại trái cây Việt Nam nên áp dụng chiến lược phát triển phù hợp theo tiêu chuẩn của mỗi thị trường, Cùng với kiến nghị trên, Bộ NNPTNT đã ban hành kế hoạch phát triển cây ăn quả chủ lực vơi mục tiêu cụ thể tới năm 2025 và tầm nhìn tới năm 2030. 14 loại cây ăn trái có giá trị xuất khẩu cao được lựa chọn cho dự án này. Dự án nhằm mở rộng vùng trồng các cây ăn trái chủ lực lên 960.000ha, với sản lượng 11 – 12 triệu tấn và giá trị xuất khẩu vượt 5 tỷ USD đến năm 2025. Đến năm 2030, diện tích trồng cây ăn trái chủ lực dự báo đạt 1 triệu ha, với sản lượng tăng lên 13 – 14 triệu tấn và xuất khẩu chạm mốc 6,5 tỷ USD. Các loại trái cây ưu tiên bao gồm: thanh long, chuối, sầu riêng, mít, sầu, chanh dây, vải và bưởi.

Theo Produce Report

Admin

Xuất khẩu rau quả đặt mục tiêu 7 tỷ USD trong năm 2024

Bài trước

Vượt Mỹ, Trung Quốc trở thành thị trường tiêu thụ nông sản lớn nhất của Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả