Chính sách

Lo ngại các vụ kiện chống bán phá giá, các doanh nghiệp sản xuất gỗ nội thất Việt Nam đa dạng hóa thị trường

0

Mỹ đã quyết định tiến hành điều tra xem liệu Việt Nam có đang bán phá giá các sản phẩm ván ép trên thị trường Mỹ hay không. Quyết định này có thể dẫn tới giảm mạnh xuất khẩu ván ép sang thị trường này. Bộ Thương mại Mỹ (DoC) ngày 9/6 cho biết sẽ kiểm tra các sản phẩm ván ép từ Việt Nam – một trong những sản phẩm ghi nhận tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mạnh nhất sang Mỹ trong những năm gần đây. Quyết định về điều tra được đưa ra dựa trên các cáo buộc về gian lận thương mại liên quan đến các sản phẩm từ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.

Ông Đỗ Xuân Lập, CEO kiêm chủ tịch Nội thất Tiến đạt, cho biết động thái này sẽ tác động nghiêm trọng tới ngành chế biến gỗ Việt Nam. Nếu Mỹ áp thuế chống bán phá giá, không chỉ các công ty xuất khẩu mà còn những nhà trồng rừng, chuyên cung cấp nguyên liệu thô sản xuất ván ép cũng sẽ chịu thiệt hại. “Tác động sẽ rất nghiêm trọng”, ông Lập cho biết. “Các công ty chế biến gỗ sẽ phải có một cuộc họp để thảo luận về vấn đề liên quan đến ván ép vào cuối tháng này. Chúng tôi sẽ thảo luận về việc thuê luật sư”. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), hiện Việt Nam có khoảng 400 công ty xuất khẩu ván ép, chủ yếu sang Mỹ, với kim ngạch xuất khẩu khoảng 2 triệu m3 và doanh thu 678 triệu USD trong năm 2019.

Ông Vũ Hải Bằng, CEO của Woodland, cho biết từ cuối tháng 3, sau khi thông tin rằng Mỹ có thể tiến hành một cuộc điều tra về nhập khẩu ván ép, xuất khẩu của Woodland sang thị trường này giảm 75%. Ông Bằng cho rằng quyết định này không chỉ tác động lên các công ty sản xuất ván ép mà còn lên các công ty sử dụng ván ép để sản xuất gỗ nội thất xuất khẩu sang Mỹ. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để American Kitchen Cabinet Alliance khởi kiện các công ty Việt Nam. Tủ bếp là một trong những sản phẩm được xuất khẩu lượng lớn trong thời gian gần đây, sử dụng ván ép.

Theo Vifores, trong 4 tháng đầu năm 2020, trong khi xuất khẩu nội thất gỗ văn phòng giảm 13% và nội thất phòng ngủ giảm 11% so với cùng kỳ năm 2019, các sản phẩm khác như nội thấp bép, đồ nội thất làm từ các loại gỗ khác và các bộ phận nội thất ghi nhận tăng trưởng lần lượt là 58%, 4% và 22%. “Công ty chúng tôi và các doanh nghiệp khác sẽ phải hứng chịu thiệt hại nặng nề nếu tủ bếp là đối tượng của cuộc điều tra”, ông Bằng cho hay. Ông Lập nhận định rằng nếu Mỹ điều tra sâu thêm thì sẽ tác động tới toàn bộ xuất khẩu gỗ nội thất của Việt Nam, trị giá khoảng 2 – 3 tỷ USD.

Vifores dự báo xuất khẩu sản phẩm gỗ có thể tăng trưởng 0% hoặc âm trong năm 2020 do COVID-19.

Theo VNS

Admin

Tạm ngừng sản xuất do COVID-19 gây tổn thất lớn cho xuất khẩu gỗ

Bài trước

Ngành công nghiệp gỗ ở ngã ba đường, xây dựng chiến lược tồn tại

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chính sách