Trong 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt 9,58 tỷ USD, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2020, theo Tổng cục Hải quan. Trong đó, xuất khẩu các sản phẩm gỗ thu về 7,44 tỷ USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm 2020.
Các chuyên gia ngành cho rằng nguyên nhân của tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng là nhu cầu nội thất tăng trong đại dịch COVID-19. Theo ông Điền Quang Hiệp, chủ tịch Hiệp hội Gỗ Nội thất tỉnh Bình Dương (BIFA), xuất khẩu gỗ nội thất sang các thị trường xuất khẩu chính của ngành chế biến gỗ tỉnh Bình Dương tăng mạnh. Thị trường Mỹ chiếm 65% tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh, tăng tới 81% trong 7 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020, trong khi thị trường Hong Kong chiếm 8,5% và tăng hơn 47%, tị trường Đài Loan cũng tăng 43% trong cùng kỳ so sánh.
Tình hình tương tự cũng diễn ra với ngành gỗ tại tỉnh Bình Định. Ông Ngô Văn Tòng, giám đốc Sở Công thương tỉnh Bình Định, cho biết các sản phẩm gỗ từ Bình Định đã xuất khẩu sang nhiều thị trường tại châu Âu, châu Đại dương, châu Mỹ, châu Á và châu Phi. Các nhà xuất khẩu nội thất của tỉnh đã nhận đặt hàng cho tới hết quý 3/2021. Đại dịch COVID-19 gây ra nhiều khó khăn cho các hoạt động giao dịch và vận chuyển, dẫn tới nhiều thay đổi trong sinh hoạt và làm việc, khi người tiêu dùng tăng mua nội thất khi làm việc tại nhà. Do đó, ông Hiệp cho biết giá trị xuất khẩu nội thất phòng khách và phòng ăn dự báo tăng nhanh. Để đáp ứng các đơn hàng, các doanh nghiệp chế biến gỗ tại tỉnh Bình Dương đã nhanh chóng thích ứng và thay đổi các phương thức sản xuất, ông cho biết thêm một số doanh nghiệp đã thuê thêm đất để mở thêm các nhà máy.
Ông Bùi Chính Nghĩa, cục phó Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam (VNFOREST) thuộc Bộ NNPTNT cho biết cùng với Mỹ, Nhật Bản, và Hong Kong, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường châu Âu cũng sẽ tăng mạnh trong những tháng cuối năm 2021, khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát và các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh dần được nới lỏng.
Mặc dù ngành chế biến và xuất khẩu gỗ của Việt Nam đang tích lũy động lực trong bối cảnh cả nước đang đối phó với đại dịch COVID-19, các thách thức lớn vẫn ở phía trước. Theo ông Nguyễn Liêm, chủ tịch Hội đồng Giám đốc công ty gỗ Lâm Việt tại tỉnh Bình Dương, tăng trưởng cao trong giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ trong 2 năm qua chứa đựng những rủi ro tiềm năng bởi Mỹ sẽ tăng các biện pháp phòng về đối với hàng hóa nhập khẩu tăng trưởng nhảy vọt. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ nội thất phòng khách và phòng ăn nên thận trọng, tránh trở thành một điểm trung chuyển hàng hóa một nước thứ ba. Ông cho biết thêm rằng nếu Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt lên ngành gỗ Việt Nam, toàn ngành sẽ chịu tác động nặng nề. Một vấn đề khác của ngành là thiếu container rỗng cho các lô hàng xuất khẩu, đẩy chi phí vận chuyển tăng từ 2 – 3 lần, thậm chí 10 lần, trong 2 – 3 năm qua.
Theo VNS
Bình luận