Các đợt bùng phát virus corona liên tiếp đang đe dọa ngành gỗ, với nhiều doanh nghiệp và các hiệp hội đang đặt hy vọng vào ưu tiên tiêm vắc xin và hỗ trợ tài chính cho các bộ xét nghiệm và các chi phí khác liên quan đến đại dịch. Hơn một nửa số công ty tại 4 trung tâm sản xuất nội thát lớn của Việt Nam, đóng góp hơn 70% tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam, sản xuất đã tạm ngừng do một số trường hợp nhiễm COVID-19, càng làm kéo dài lịch giao hàng cho các khách hàng quốc tế.
Công ty TNHH Long Việt, một nhà cung cấp gỗ tại tỉnh Bình Dương, đã tạm ngừng sản xuất 2 tuần trước khi 248 công nhân của công ty phát hiện dương tính với virus corona. Ông Bùi Như Việt, tổng giám đốc công ty Long Việt, cho biết: “Công ty chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch. Chúng tôi buộc phải tạm ngừng sản xuất và không thể tiếp tục mô hình làm việc tại chỗ”. Ông Việt lo ngại về tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hiện nay sẽ gây ra nhiều hệ quả, khi công nhân mất việc làm do virus tiếp tục lây lan. Các nỗ lực cuối cùng của Long Việt trong đàm phán lại hợp đồng mang đến những kết quả trái chiều. “Nhiều khách hàng thông cảm với chúng tôi và mong chúng tôi sớm quay trở lại sản xuất nhưng cũng có nhiều khách hàng không chấp nhận tình hình hiện tại và hủy đơn hàng”, ông Việt cho hay. “Những khách hàng quốc tế thường rất chính xác về lịch làm việc. Họ lo ngại về cách chính phủ Việt Nam kiểm soát đại dịch và thời điểm các nhà cung cấp quay trở lại trạng thái sản xuất bình thường”.
Nhiều nhà máy đang phải cân nhắc lại về mô hình làm việc tại chỗ sau sự cố của Long Việt. CTCP Gỗ Tiến Đạt tại tỉnh Bình Định đang gặp áp lực ngày càng lớn sau khi nhà cung cấp chính là công ty Long Việt ngừng sản xuất. Thiếu các nguyên liệu đầu vào sản xuất tủ bếp có thể khiến Tiến Đạt – một trong những công ty xuất khẩu gỗ nội thất lớn nhất sang các thị trường Mỹ và Châu Âu – không thể giao hàng đúng hẹn theo các hợp đồng.
Ông Trần Quốc Cường, phó giám đốc công ty Tiến Đạt, cho biết công suất của công ty đã giảm 30% do một nhà máy nằm trong khu vực phong tỏa. Công ty hiện cũng gặp tình trạng thiếu lao động, bởi ngoài việc đang bị phong tỏa, một lượng lớn công nhân đã vè quê khi các đợt lây nhiễm mới xuất hiện. Đồng thời, chi phí của mô hình sản xuất 3 tại chỗ làm tăng chi phí tổng thể tới khoảng 30% so với quý 1/2021.
Ngành gỗ đã phục hồi nhanh chóng sau các đợt dịch bùng phát trước đây. Phần lớn các doanh nghiệp nhận được rất nhiều đơn hàng trong vài tháng. Tuy nhiên, đợt dịch lần này gây ra tình trạng suy giảm mạnh công suất sản xuất, với một số công ty giảm sản lượng từ 5 xuống chỉ còn 1 container hàng tháng. Ông Nguyễn Phúc, phó chủ tịch Hiệp hội Nội thất Bình Dương cho biết: “ Khách hàng không hài lòng nhưng phần lớn họ dều chấp nhận đàm phán lại hợp đồng”. Theo ông Phúc, các hoạt động đàm phán lại có hai khả năng. Thứ nhất, người mua sẽ chờ cho tới khi các nhà sản xuất Việt Nam hoạt động trở lại, với hy vọng nguồn cung hàng hóa được đảm bảo. Kịch bản này chỉ diễn ra trong trường hợp người mua đã có trong tay một lượng hàng tồn kho nhất định.
Trong kịch bản đàm phán thứ 2, người mua quay sang các nhà sản xuất có nhà máy tại Trung Quốc để sản xuất các sản phẩm từng làm tại Việt Nam. Tuy nhiên, rất khó để cho người mua mua hàng từ Trung Quốc hoặc các nước khác nếu họ chư từng có bất cứ liên hệ gì trước đây. Lựa chọn kịch bản này, họ sẽ phải chuyển mẫu, dựng sản phẩm và thử nghiệm sản xuất, quy trình này có thể kéo dài tới vài tháng. “Do đó, lựa chọn đầu tiên khả thị hơn. Trước khi đưa ra quyết định, người mua sẽ cân nhắc thời gian cần để ngành sản xuất gỗ tại Việt Nam phục hồi hoạt động. Người mua không phạt hợp đồng do dịch bệnh và nhiều đối tác tỏ ra thiện chí”, ông Phúc cho hay.
Gỗ và các sản phẩm từ gỗ là hàng hóa xuất khẩu giá trị cao, với 65% giá trị xuất khẩu đến từ Đồng Nai, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Trong nửa đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 8,1 tỷ USD, tăng hơn 61% so với cùng kỳ năm 2020, theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương.
Tuy nhiên, đợt bùng phát dịch bệnh hiện nay đang đẩy ngành gỗ và tình trạng đình trệ. Các kết quả khảo sát nhanh các hiệp hội gỗ cho tấy tình trạng tạm ngừng sản xuất đang diễn ra phổ biến trên khắp 4 trung tâm chế biến gỗ lớn nhất Việt Nam. Tại Bình Dương, 29/100 công ty tham gia khảo sát đã đóng cửa, trong khi tại Đồng Nai, 30/50 công ty khảo sát đóng cửa. Tại Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Định, nhiều công ty lớn đã buộc phải ngừng sản xuất tại một số nhà máy.
Ông Đỗ Xuân Lập, chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), cho biết các doanh nghiệp không thể sản xuất nếu họ hoàn toàn bị tách biệt ra khỏi cộng đồng bởi họ phải nhập khẩu nguyên liệu thô, xuất khẩu thành phẩm và nhận thực phẩm. Trong khi đó, các phương pháp xét nghiệm nhanh COVID-19 xảy ra nhiều lỗi bất chấp việcd dảm bảo tất cả công nhân tham gia vào mô hình làm việc tại chỗ âm tính hàng tuần và triển khai xét nghiệm hàng ngày ngẫu nhiên. Áp lực duy trì nguồn cung từ Việt Nam đang gây áp lực lớn cho ngành gỗ. Ông Lập cho biết VIFORES đã đồng thuận yêu cầu thủ tướng và các thành viên chính phủ cân nhắc phân bổ vắc xin cho hơn 700.000 công nhân ngành gỗ. Trở lại tháng 5/2021, VIFORES cũng đã gửi văn bản tới thủ tướng chính phủ yêu cầu mua 1 triệu liều vắc xin để đảm bảo sản xuất và chuỗi cung ứng không đứt gãy.
Theo VIR
Bình luận