0

Tạm ngừng sản xuất tại các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước do đại dịch COVID-19 đang bắt đầu tác động lên xuất khẩu, theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST). Nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nội thất, mỹ nghệ thuộc Hiệp hội Gỗ và Mỹ nghệ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA) đã nhận nhiều đơn hàng từ các khách hàng nước ngoài cho tới hết năm 2021, theo phó chủ tịch hiệp hội Nguyễn Chánh Phương.

Ông Nguyễn Văn Sang, giám đốc CTCP XNK các sản phẩm Việt (Viet Products), cho biết công ty có hàng loạt khách hàng mới trên thị trường Mỹ, dẫn tới số đơn hàng trong năm 2021 tăng tới 30% so với năm 2020. Năm 2021, CTCP Gỗ Đức Thành, một nhà sản xuất gỗ nội thất và đồ chơi trẻ em, đặt mục tiêu doanh thu xuất khẩu 17 triệu USD, tăng 15% so với năm 2020. Tuy nhiên, đến cuối tháng 2, công ty đã hoàn thành gần 50% mục tiêu, theo bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp, phó tổng giám đốc công ty cho hay. Đại dịch khiến người dân nhiều nước ở nhà nhiều hơn và có nhu cầu mua sắm cao đối với các sản phẩm gia dụng, theo bà Diệp cho biết thêm các chuỗi cung ứng từ Trung Quốc đổ vỡ nên một số khách hàng chuyển sang Việt Nam. Ngoài ra, một số khách hàng lớn cũng tăng đơn hàng đối với doanh nghiệp Việt Nam do chất lượng hàng hóa tốt, bà cho hay.

Tuy nhiên, đại dịch khiến nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ đối mặt với tình trạng ngưng trệ trong sản xuất và giao hàng do 65% lao động trong ngành phải tạm nghỉ việc do đại dịch, theo VIFOREST cho hay. Khu vực sản xuất chính tại các tỉnh miền Nam có 265 doanh nghiệp chế biến gỗ với tổng lực lượng lao động 119.200 người, trước khi áp dụng giãn cách. Tuy nhiên, chỉ 141 doanh nghiệp hiện còn hoạt động với 30.700 lao động. Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Tây Ninh có 134 doanh nghiệp chế biến gỗ phải ngừng hoạt động do có ca nhiễm COVID-19 hoặc không thể triển khai mô hình 3 tại chỗ, tức ăn, ngủ, và làm việc tại chỗ.

Các doanh nghiệp triển khai mô hình này thì gánh chi phí rất lớn do phải xét nghiệm COVID-19 cho hàng ngàn lao động. Trong khi đó, trong quy trình sản xuất, doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ phẩm, hóa chất, bao bì và các đầu vào thiết yếu khác, đồng thời phải thực hiện quy trình xuất nhập khẩu tại ngân hàng, hải quan và các cảng biển. Các nhân viên công ty này phải chịu rủi ro rất cao có thể nhiễm COVID-19, theo hiệp hội lên tiếng.

Do đó, VIFORESTđề xuất chính phủ cho phép hiệp hội và các doanh nghiệp mua vắc xin COVID-19 và tiêm vắc xin miễn phí cho công nhân. Ngoài ra, hiệp hôi cho rằng chính phủ cần hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp chế biến gỗ. Hỗ trợ này bao gồm giảm hoặc hoãn trả thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác, hoãn trả bảo hiểm xã hội và miễn tiền thuê đất năm 2021. Chính phủ cũng nên cho phép doanh nghiệp gia hạn nợ và tái cấu trúc các khoản nợ. Hiệp hội đề xuất Bộ Công thương bổ sung nguyên liệu thô của ngành chế biến gỗ vào danh mục hàng hóa thiết yếu để tránh gây khó khăn trong vận chuyển nguyên liệu thô cho sản xuất.

Theo Bộ NNPTNT, trong 7 tháng đầu năm 201, xuất khẩu gỗ và lâm sản của Viêt Nam đạt 10,3 tỷ USD, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt 9,6 tỷ USD, tăng 55% trong cùng kỳ so sánh. Các thị trường xuất khẩu gỗ và lâm sản lớn của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2021 là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc, tổng cộng chiếm 90% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam. Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Mỹ vơi strị giá 5 tỷ USD, tăng gần 94% trong cùng kỳ so sánh. Các thị trường lớn khác là Trung Quốc (814 triệu USD, +27%), Nhật Bản (704 triệu USD, +17,2%), và Hàn Quốc (453 triệu USD, +12,8%).

Việt Nam vượt qua Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu gỗ nội thất phòng ngủ lớn nhất cho thị trường Mỹ. Giá trị xuất khẩu nội thất phòng ngủ sang Mỹ đạt 991,4 triệu USD trong 7 tháng đầu năm 2021, tăng 69,8% so với cùng kỳ năm 2020. Tron gkhi đó, xuất khẩu gỗ sang Pháp nói riêng và châu Âu nói chung vẫn còn dư địa tăng trưởng rất dồi dào. Hiện Việt Nam là nước xuất khẩu nội thất gỗ lớn thứ 6 sang thị trường Pháp nhưng chỉ chiếm 4,5% tổng giá tị nhập khẩu của châu Âu. Các chuyên gia dự báo xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang thị trường châu Âu sẽ tăng vọt trong nửa cuối năm 2021. Tới cuối thời điểm, COVID-19 được kỳ vọng đã được kiểm soát và các nước châu Âu được cho là sẽ nới lỏng các biện pháp hạn chế và thuận lợi hóa các luồng thương mại. Sự phục hồi của nền kinh tế chau Âu và Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam sẽ mang tới nhiều động lực cho xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang thị trường này.

Theo VNS

Admin

Trung Quốc công bố các biện pháp chính sách nhằm thúc đẩy thương mại trong bối cảnh lo ngại về thuế quan của Trump

Bài trước

Nhập khẩu dừa tươi Việt Nam vào Mỹ tăng vọt hơn 1.100%

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ