Văn phòng Chính sách và Chiến lược Thương mại Thái Lan (OTP), dự báo xuất khẩu của Thái Lan tiếp tục tăng trưởng dù đại dịch COVID-19 leo thang, với nông sản và thực phẩm, đặc biệt là gạo, sẽ nổi lên trở thành “ngôi sao” trong thời gian này.
Theo dữ liệu của OTP, tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái La trong tháng 4/2020 đạt 18,9 tỷ USD, tăng 2,12% so với cùng kỳ năm 2019, bất chấp COVID-19. Trong đó, xuất khẩu nông sản và thực phẩm chiếm 19,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu – mức tỷ trọng cao nhất trong 8 năm – và cao hơn 3% so với mức 15 – 16% trong những năm gần đây.
Trong các mặt hàng ghi nhận mức tăng nhu cầu lớn trên thị trường quốc tế là gạo, thủy sản, trái cây và các sản phẩm thực phẩm đông lạnh và chế biến khác. “Hiện nay, các đơn hàng đối với nhiều sản phẩm Thái Lan đang ở trạng thái chờ tại các thị trường quốc tế”, theo giám đốc OTP Pimchanok Wonkornphon trong một thông báo chính thức. “Trong suốt thời gian bùng nổ COVID-19, các sản phẩm nông sản và thực phẩm có nhu cầu cao trên các thị trường quốc tế. Tình hình này dự kiến tiếp tục kéo dài ít nhất 1 – 2 năm, là cơ hội để mở cửa thị trường cho Thái Lan”.
Bà Wonkornphon cũng cho rằng đây là trạng thái “bình thường mới” cho xuất khẩu của Thái Lan, và tỷ trọng nông sản – thực phẩm trong tổng kim ngạch xuất khẩu có thể vượt 20% trong năm 2020. Bà phát biểu trong một cuộc họp báo riêng rẽ cho rằng các vấn đề vận chuyển và logistics sẽ tiếp tục cản trở Thái Lan đạt tới tiềm năng tối đa về xuất khẩu. “Vấn đề là nhiều đơn hàng, đặc biệt là thực phẩm, đang gặp vấn đề trong vận chuyển quốc tế. Nếu tình hình này được điều chỉnh thì sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu của Thái Lan tăng mạnh hơn trong tương lai”, bà nhận định.
Tất cả các phương thức vận chuyển xuất khẩu từ Thái Lan đều gặp nhiều thách thức khác nhau – Đối với vận chuyển đường bộ, vốn rất quan trọng trong các đơn hàng với Lào, Việt Nam và Trung Quốc, tắc nghẽn là một vấn đề lớn do các quy định áp dụng cho các lái xe tải, thời gian đóng mở biên giới, các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch, trong nhiều vấn đề khác. “Có nhiều vấn đề và rào cản phải vượt qua, do đó khu vực tư nhân Thái Lan đang yêu cầu chính phủ thảo luận với Trung Quốc và đề xuất mở ra một cảng khác trên sông Mekong để xuất khẩu trái cây trực tiếp sang Trung Quốc. Bộ Nông nghiệp và Hợp tác Nông nghiệp đang thảo luận với Trung Quốc hiện nay”.
Hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển cũng có vấn đề riêng, chủ yếu là liên quan đến vệ sinh và giá. “Ở thời điểm này, vấn đề xuất hiện từ sớm là khử trùng container và các tàu vận tải biển, chuyên chở hàng hóa và ngăn chặn khả năng nhiễm bẩn vào thực phẩm. Trên tất cả, vấn đề lưu lượng thương mại quốc tế cũng giảm mạnh do giảm nhu cầu từ tất cả các nước do COVID-19 và các chính sách phong tỏa”, theo bà Wonkornphon. “Điều này dẫn tới giảm công suất chuyên chở bằng đường biển/thuyền, làm tăng mạnh chi phí chuyên chở khi những container rỗng và tàu chuyên chở phải thích nghi với số lượng container lẫn thuyền đều giảm – nghĩa là quy mô sản phẩm có thể xuất khẩu giảm đi. Chúng ta cần phải đợi cho tới khi nhu cầu quay trở lại để số lượng container lẫn tàu chuyên chở đều quay lại mức bình thường”.
Một vấn đề về giá tương tự là vận chuyển hàng không, làm tăng thêm chi phí phân phối do số lượng tuyến bay còn hoạt động khá hạn chế.
Triển vọng lạc quan
Wonkornphon cũng nhấn mạnh các vấn đề hành chính như giấy từ, quản lý kho và chứng từ tài chính sẽ giảm bớt sau COVID-19. “Ngoài các vấn đề vận chuyển thực tế, nhiều vấn đề như trì hoãn hoạt động hành chính tại các nước đối tác do các chính sách phong tỏa và người lao động làm việc tại nhà, gây kéo dài thời gian cần thiết để hàng hóa thông quan”, bà cho hay.
Nhưng tình hình hiện nay không khiến bà kém lạc quan về xuất khẩu nông sản và thực phẩm Thái Lan, đặc biệt là khi thế giới đang dần hồi phục từ sau đại dịch và tình hình tại nhiều nước đã trở lại bình thường. “Vì thế, các sản phẩm từ Thái Lan vẫn có nhu cầu lớn trên thị trường quốc tế, đặc biệ là các sản phẩm nhằm giải quyết các vấn đề trong giai đoạn “bình thường mới”, nơi đời sống và sắp xếp công việc của mọi người sẽ thay đổi hoàn toàn sau COVID-19 – ví dụ như thực phẩm chế biến sẵn. Đó là lý do vì sao Thái Lan nên đẩy mạnh marketing trong giai đoạn này, nâng cao nhận thức và sự quan tâm về phía người tiêu dùng”.
Theo Food Navigator Asia
Bình luận