Hơn 70 tàu đang xếp hàng tại cảng Santos của Brazil để nhập hàng cho xuất khẩu đường từ nước ngày và có thể phải mất cả tháng để thông hàng sau khi các khách hàng toàn cầu tích cực giao dịch để chuẩn bị cho khả năng gián đoạn vận chuyển gây ra bởi đại dịch virus corona tái diễn.
Một tỷ trọng lớn thương mại đường toàn cầu đang dịch chuyển về phía Brazil, nơi ghi nhận sản lượng cao kỷ lục, sau khi có các báo cáo về sản lượng đường giảm tại Ấn Độ và Thái Lan. Tuy nhiên, Brazil hiện là quốc gia đứng thứ 2 về số ca nhiễm COVID-19, lên tới hơn 610.000 ca. Các nhà vận chuyển hàng rời vốn đã phải ngừng bốc hàng trong những tuần gần đây và đối mặt với lệnh cách ly kéo dài 14 ngày tại Santos – cảng lớn nhất tại khu vực Mỹ Latin, sau khi nhiều thủy thủ đoan xét nghiệm dương tính với COVID-19. Một tàu neo gần cảng Paranagua cho hay tình cảnh tương tự. “Tình hình đang rất phức tạp do virus corona. Tất cả đều lo lắng về những gì diễn ra nếu các tàu đều không thể bốc hàng hoặc nhổ neo nhanh chóng”, theo Stephen Geldart, giám đốc phân tích các dịch vụ chuỗi cung ứng thực phẩm tại Czarnikow cho hay.
Tại Santos, một đội tàu nhỏ đang chờ để tiếp nhận thêm hơn 3 triệu tấn đường cho các nhà tinh luyện trên toàn cầu, so với chỉ 15 tàu tiếp hận 700.000 tấn đường vào thời điểm này năm 2019, theo hãng vận tải Williams cho hay. Thời gian chờ đợi thông thường là 29 ngày, tăng từ chỉ 4 – 5 ngày hồi năm ngoái. Hai nhà giao dịch đường cho Reuters hay rằng các khách hàng sẽ không hủy hợp đồng do rủi ro cao trong việc không thể tìm được nguồn cung thay thế. “Ấn Độ lẽ ra là nguồn cung thay thế nhưng họ đang có vấn đề về sản xuất lẫn vận hành cảng do virus corona”, theo Cheng Gonk Vin, trưởng giao dịch mặt hàng đường tại SCA Trading của Brazil. Ông Vin cho biết chi phí tăng lên đối với các nhà giao dịch khi các chủ tàu áp phí do tàu phải neo tại cảng lâu hơn thông thường. Mức phí này hiện ở mức 20.000 USD/ngày chờ. “Tình hình tại Santos hiện rất lộn xộn”, một nhà giao dịch khác cho hay, mô tả cuộc vật lộn tìm chỗ trên tàu của các nhà giao dịch. Ông cho biết một số nhà giao dịch đang đàm phán với các nhà máy để hoãn giao hàng.
Các khách hàng mua hợp đồng đường tương lai giao tháng 5 với lượng 2,26 triệu tấn – mức cao kỷ lục cho hợp đồng giao hàng vào thời điểm tháng 5. Theo đó, đường phải được vận chuyển tới New York trước khi kết thúc tháng 7 và càng khiến tình trạng tắc nghẽn thêm nghiêm trọng tại Santos. Các nhà giao dịch hàng hóa tại châu Á là traders COFCO International [CNCOF.UL] và Wilmar International hiện là các bên giao hàng và phải trả mức phí chờ nói trên. COFCO và Wilmar đều từ chói bình luận về vấn đề này. “Nhiều nước, đặc biệt tại châu Á, lo ngại các vấn đề chuỗi cung ứng do virus corona, đã quyết định phải đảm bảo nguồn cung và thiết lập các kho dự trữ chiến lược”, theo trưởng một trong các tập đoàn đường lớn nhất tại Bazil cho hay.
Một số nhà máy đã gửi đường tới các cảng khác để tránh ùn tắc và chậm giao hàng. Alta Mogiana SA, một nhà sản xuất đường tại vành đai sản xuất đường chính của Brazil, cho biết lần đầu tiên quyết định vận chuyển đường tới 2 cảng khác, không phải Santos.
Các đấu thủ
Các nhà giao dịch trên thị trường đường cho biết bất chấp sản lượng giảm trong niên vụ hiện nay, Ấn Độ vẫn có thể hưởng lợi từ các vấn đề logistics hiện nay tại Brazil. “Các nhà máy đường Ấn Độ sẽ hưởng lợi từ bất cứ sự suy giảm nguồn cung nào từ Brazil do thời gian chờ đợi dài tại các cảng của Brazil”, theo Rahil Shaikh, giám đốc điều hành tại MEIR Commodities India. Hiện Ấn Độ vẫn còn 1,5 triệu tấn đường có thể xuất khẩu nhờ các khoản trợ cấp được chính phủ phê duyệt, ông Shaikh cho hay, có thể giúp nguồn cung đường từ Ấn Độ trở nên cạnh tranh hơn.
Thái Lan ít có cơ hội hưởng lợi hơn từ tình hình hiện tại do hạn hán làm thiệt hại nghiêm trọng sản xuất đường, theo Virit Viseshsinth, phó tổng thư ký Office of Cane and Sugar Board tại Thái Lan. Nguồn cung khả dụng xuất khẩu của Thái Lan trong năm 2020 chưa đến 6 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với những năm trước và phần lớn lượng đường này đã được đặt hàng.
Theo Reuters
Bình luận