Ngành gỗ nội thất của Việt Nam từng được dự báo sẽ có một năm 2020 thịnh vượng sau khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc nổ ra Dự báo một tương lai sáng lạn, nhiều nhà sản xuất gỗ nội thất đã đổ toàn bộ tiền vào các dự án mở rộng công suất, tin rằng lượng đơn hàng sẽ tăng vọt. CTCP Lâm Việt là một trong số đó. Tuy nhiên, COVID-19 đã làm đảo lộn hoàn toàn các kế hoạch của họ.
Theo ông Nguyễn Lâm, chủ tịch công ty Lâm Việt, trước khi bùng dịch, công ty sử dụng 1.000 công nhân để sản xuất các sản phẩm gỗ nội thất cho xuất khẩu sang Mỹ và EU. Công ty xuất khẩu khoảng 150 containers hàng mỗi tháng và doanh thu xuất khẩu đạt 32 triệu USD/năm. Tuy nhiên, do COVID-19 và thiếu đơn hàng, số lượng công nhân giảm xuông chỉ còn 400. Khách hàng không thể thanh toán nợ. Nhiều container hàng bị kẹt tại cảng do khách hàng không có tiền để lấy hàng ra. Trong khi đó, công ty cần một lượng tiền lớn để trả lương và lãi vay ngân hàng. Lâm Việt đã làm việc với các ngân hàng để đàm phá gia hạn thanh toán nợ, do không có đủ doanh thu để trả nợ hiện nay. Công ty phải chốt các hợp đồng tín dụng cũ để có thể mở các hợp đồng vay mới với lãi suất thấp hơn. Tuy nhiên, ông Liêm cho hay lãi suất giảm 0,5 – 1,5% mà một số ngân hàng thương mại đang triển khai chỉ hỗ trợ phần nào các vấn đề của doanh nghiệp.
Vấn đề lớn nhất mà Lâm Việt và nhiều doanh nghiệp gỗ nội thất khác là luồng tiền và họ cần thời gian để giải quyết vấn đề này. Sau khi đại dịch kết thúc, mọi người sẽ ưu tiên chi tiền vào hàng hóa thiết yếu như thực phẩm, chứ không phải gỗ nội thất. Ông Đỗ Xuân Lập, tổng giám đốc Tập đoàn nội thất Tiến Đạt, cho biết các khách hàng lớn yêu cầu hoãn lịch giao hàng và hiện công ty chỉ hoạt động với 50% công suất. Giá trị hàng tồn kho rất cao nếu tính đến giá trị của mỗi đơn hàng lên tới 3 – 4 triệu USD. Với giá trị sổ sách cao, tính thanh khoản gần như bằng 0. Một số ngân hàng thương mại chấp nhận mức lãi suất thấp hơn đối với các khoản vay USD của Tiến Đạt. HD Bank đã hạ lãi suất từ 4,5% xuống 3,8%, Techcombank từ 3,8% xuống 3,5% và Vietcombank từ 4,1% xuống 3,4%.
Nhiều doanh nghiệp phàn nàn rằng mức cắt giảm lãi suất này không đủ để giúp phá băng luồng tiền cho doanh nghiệp. Trong khi đó, các chính sách phải trải qua các quy trình phức tạp để tới được doanh nghiệp. Ông Lập cho iết ông vẫn không thể tiếp cận các gói tín dụng ưu đãi khác, ngoại trừ hạ lãi suất.
Theo VNS
Bình luận