Sản xuất đường Thái Lan tiếp tục suy yếu
Hạn hán và giá mía đường thấp góp phần làm giảm sản xuất đường của Thái Lan – nước xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới sau Brazil. “Thị trường đường đang tái cân bằng nhưng không thể hoàn thiện chu trình tự cân bằng cho tới khi thị trường biết chính xác thực trạng nguồn cung đường Thái Lan trong năm 2020 và triển vọng sản xuất trong năm 2021”, theo Martin Todd, giám đốc điều hành của LMC International nhận định.
Các nhà máy đường Thái Lan thường kéo dài vụ nghiền mía cho tới đầu tháng 5 nhưng năm nay, họ có thể phải chấm dứt vụ nghiền ngay từ đầu tháng 3 do nguồn cung mía đường thấp, theo Rangsit Hiangrat, tổng giám đốc Thai Sugar Millers Corp., cho hay hồi cuối tháng 1.
Analyst Green Pool, trong một báo cáo hồi đầu tuần, đã hạ dự báo sản lượng đường Thái Lan trong năm 2020 xuống 9,55 triệu tấn, giảm mạnh so với mức 14,57 triệu tấn hồi niên vụ trước.
Giá đường toàn cầu tăng mạnh từ đầu năm đến nay, lên mức cao nhất trong hơn 2 năm, đạt 15,13 cents/lb hồi tuần trước do sản lượng đường Thái Lan giảm, khiến thị trường đường toàn cầu được cho là sẽ thâm hụt nguồn cung trong niên vụ 2019/20.
Ông Todd cho hay LMC dự áo thâm hụt đường toàn cầu dự báo lên tới 7 – 8 triệu trong năm 2020. Khảo sát các nhà giao dịch và phân tích do Reuters tiến hành, công bố vào cuối tháng 1, cho thấy mức thâm hụt dự báo là 6,72 triệu tấn. Những người tham gia khảo sát cho rằng nông dân Thái Lan có thể đang dịch chuyển sang các cây trồng khác do giá mía đã giảm xuống mức thấp nhất trong khoảng 1 thập kỷ. “Tất cả đều lo ngại rằng diện tích trồng mía tại Thái Lan giảm mạnh, khi ở mức giá mía năm 2019, nông dân cho hay họ sẽ chuyển dịch sang các cây trồng khác và điều này thực sự đang diễn ra”, theo Enrico Biancheri, lãnh đạo ngành đường tại Louis Dreyfus. "Tôi cho rằng thị trường không đã không đánh giá đúng mức tình trạng này bởi 2 – 3 năm trước, thực trạng trái ngược diễn ra và thị trường từng dự báo mức độ diện tích trồng mía thấp hơn thực tế”.
Theo Bangkok Post
Bình luận