Một đợt triệt phá buôn lậu đường vào Trung Quốc đang khiến các thị trường tại châu Á chật vật đối phó với tình trạng dư cung đường, gây ra vấn đề tồn kho đường trên diện rộng cho thị trường quốc tế.

Tuyến buôn lậu đường lớn vào Trung Quốc phần lớn được cho là sản xuất tại Ấn Độ hoặc Thái Lan và vận chuyển tới Myanmar, Lào hoặc Việt Nam trước khi thâm nhập vào Trung Quốc đại lục. Các luồng buôn lậu đường thu hẹp tới một nửa trong năm 2019 xuống còn khoảng 800.000 tấn so với những năm trước, khi luồng buôn lậu đường dao động từ 1,5 – 2,8 triệu tấn, theo thông tin từ Wang Weidong, một nhà phân tích ngành đường tại miền nam Trung Quốc.

Đợt triệt phá này diễn ra khi Bắc Kinh đối mặt với áp lực từ ngành đường về gia hạn chính sách thuế nhập khẩu đường cao cho tới năm 2020 và duy trì tăng trưởng nhập khẩu theo giấy phép ở mức thấp kỷ lục. “Các nhà chức trách Trung Quốc thực sự đánh mạnh vào hoạt động buôn lậu trong năm nay với quyết tâm và hành động triệt để”, theo một nhà giao dịch đường tại Luân Đôn cho hay. Các nhà giao dịch hoặc các nhà phân tích tại Luân Đôn và Bắc Kinh cho rằng hoạt động triệt phá buôn lậu sẽ tiếp tục diễn ra.

Tổ chức Đường Quốc tế (ISO) công bố số liệu cho thấy thị trường đường toàn cầu sẽ ghi nhận mức thâm hụt kỷ lục gần 5 triệu tấn trong niên vụ 2019/2020, nghĩa là châu Á sẽ phải hấp thụ một lượng đường dôi dư từ các đợt triệt phá buôn lậu của Trung Quốc. Tuy nhiên, sau 2 năm thặng dư liên tiếp, thị trường thế giới sẽ phải hấp thụ lượng tồn kho đường khoảng 95 triệu tấn, tương đương khoảng nhu cầu tiêu dùng trong 5 tháng và chủ yếu tập trung tại châu Á.

Số liệu nhập khẩu đường chính ngạch của Trung Quốc ở mức thấp

Các chính sách thuế của Trung Quốc khiến kim ngạch nhập khẩu đường chính ngạch của nước này không thay đổi trong năm nay, chỉ khoảng 3 triệu tấn, theo Justin Liu, một nhà phân tích cấp cao về ngành đường tại Chaos Research Institute. Không tăng trưởng là bất thường tại một nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc hiện có thâm hụt đường và cho thấy Bắc Kinh thực sự nghiêm túc về mục tiêu bảo vệ ngành đường nội địa. “Với sản lượng đường nội địa và hạn ngạch nhập khẩu, nhu cầu tiêu dùng đường của Trung Quốc có thể được đáp ứng. Cung – cầu cân đối. Nếu Trung Quốc mở cửa thị trường hoàn toàn thì ngành đường nội địa của nước ngày sẽ suy thoái”, theo Weidong nhận định. “Tất cả đều nói về lựoi ích của riêng họ. Vì sao sản xuất quá nhiều khi bạn không thể tiêu thụ hàng hóa làm ra?”, ông nhấn mạnh.

Tháng 5/2017, Trung Quốc đã làm một cú đánh mạnh vào các nước xuất khẩu đường lớn khi áp mức thuế rất cao lên nhập khẩu đường và bắt đầu áp thuế bố sung cho nhập khẩu đường ngoài hạn ngạch từ tất cả các nước trong tháng 8/2018. Các chính sách này, cùng với các đợt triệt phá buôn lậu, đang đẩy giá đường trắng Trung Quốc tăng khoảng 20% sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm hồi năm ngoái.

Tồn kho đường tại Thái Lan tăng dần

Việc Trung Quốc triệt phá buôn lậu cũng đang góp phần làm tồn kho đường tại Thái Lan tăng dần. Một số nhà cung cấp đang tìm cách bán ra thị trường quốc tế hồi giữa năm nay thông qua ghi nhận vận chuyển theo các hợp đồng tương lai ICE.

Các nhà phân tích Green Pool cho hay Thái Lan, nước xuất khẩu đường lớn thứ 2 thế giới, đang có tồn kho đường lên tới gần 7 triệu tấn vào cuối tháng 9/2019 và cao hơn gần 3 triệu tấn so với 2 năm trước. “Trong một thị trường lý tưởng, họ sẽ bán sạch toàn bộ tồn kho vào cuối tháng 9”, theo nhà phân tích Tom McNeill tại Green Pool cho hay. Một phần lớn tồn kho đường sẽ phải giải quyết vào cuối năm nay để dọn kho dành cho nguồn cung đường vụ mới.

Theo các nguồn tin trong ngành, đường thô Thái Lan đang được giao dịch với mức bán chênh trong các hợp đồng tương lai ICE, cho thấy cân đối cung – cầu đường tại châu Á bắt đầu thắt chặt. Nhưng đợt triệt phá buôn lậu đường của Trung Quốc vẫn đẩy các thị trường châu Á vào tình thế phải giải quyết nguồn cung đường dôi dư không mong muốn.

Theo Reuters
Admin

Xuất khẩu rau quả đặt mục tiêu 7 tỷ USD trong năm 2024

Bài trước

Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, cạnh tranh với Thái Lan, Malaysia

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chính sách