Các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ hiện đối mặt với các rào cản phi thuế tại các nước như Indonesia và Malaysia; vì vậy, các nhà xuất khẩu gạo thường (non-basmati) Ấn Độ đang kêu gọi chính phủ đàm phán mạnh tay hơn trong các vòng đàm phán RCEP sắp tới, để tìm cách đạt thỏa thuận giảm thuế với các nước ASEAN – thị trường lớn thứ 2 thế giới cho xuất khẩu gạo. Mặc dù Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới nhưng lại không hiện diện tại khu vực Đông Nam Á – nơi có 4/5 thị trường gạo lớn nhất thế giới.

“Chúng tôi muốn chính phủ gây áp lực để giảm thuế xuất khẩu gạo sang khu vực này trong các cuộc đàm phán RCEP”, theo BV Krishna Rao, chủ tịch Hiệp hội những nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ nhấn mạnh. Thực tế, Ấn Độ hiện đang cạnh tranh với các nước sản xuất gạo lớn tại châu Á như Thái Lan, Việt Nam và Myanmar tại các thị trường như châu Phi, đồng thời gặp nhiều khó khăn để thâm nhập vào chính thị trường Đông Nam Á.

Châu Phi là thị trường lớn nhất cho xuất khẩu gạo, ước tính khoảng 15 triệu tấn hàng năm, và Ấn Độ chiếm hơn 50% thị phần trên thị trường này. Đông Nam Á là thị trường lớn thứ hai, với quy mô ước tính khoảng 8 – 10 triệu tấn hàng năm. “Thiếu tiếp cận thị trường, các rào cản phi thuế và các thành viên ASEAN đều đánh thuế cao đối với gạo Ấn Độ nên buộc các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ phải tập trung vào thị trường châu Phi”, ông Rao cho hay.

Các nước ASEAN áp thuế lên tới 50% đối với gạo Ấn Độ. Tuy nhiên, thuế áp dụng với các nước thành viên ở mức 35%. “Mức chênh lệch thuế giữa Ấn Độ và các nước thành viên ASEAN là 15%. Nếu đàm phán tốt tại RCEP thì Ấn Độ có thể mở ra các thị trường mới”.

Bên cạnh đó, các nhà xuất khẩu Ấn Độ cũng đối mặt với các rào cản phi thuế từ các nước như Indonesia và Malaysia – các nước Ấn Độ nhập khẩu một lượng lớn dầu thực phẩm. Ví dụ, Indonesia quy định thời gian giao hàng chỉ trong vòng 5 ngày kể từ các đợt đấu thầu – vốn là điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất gạo láng giềng như Thái Lan và Việt Nam, nhưng bất lợi đối với các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ. “Rất khó tham gia các hoạt động đấu thầu như vậy khi xét đến các vấn đề logistics”, ông Rao nhấn mạnh. Tương tự, Malaysia ưa nhập khẩu gạo từ Pakistan do những kết nối về tôn giáo.

Trong khi Ấn Độ xuất khẩu gạo sang hơn 170 nước, thì gạo Ấn Độ vẫn khó khăn để thâm nhập vào các thị trường tại Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Philippines. Ấm Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất và chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo toàn cầu. Trong năm 2018-19, xuất khẩu gạo non-basmati giảm xuống còn 7,5 triệu tấn, so với mức 8,8 triệu tấn trong năm 2017-18.

Theo The Hindu Business Line
Admin

Việt Nam dự kiến thông qua RCEP trong tháng 11/2021

Bài trước

Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo mở rộng thị trường

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc