Các chuyên gia thương mại quốc tế cho rằng điều này sẽ giúp Ấn Độ tiếp cận thị trường 10 triệu dân của ASEAN. Vào thời điểm khi các nhà sản xuất hàng hóa nông sản như sữa, cà phê, trà, cao su, hạt tiêu và arecanut, đang lo lắng về thỏa thuận Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), thương mại gạo Ấn Độ lại đang đặt nhiều kỳ vọng vào thỏa thuận này bởi loại ngũ cốc này nằm trong thỏa thuận và có thể giúp Ấn Độ tăng xuất khẩu.

Gạo nằm trong số ít các hàng hóa mà Ấn Độ có lợi thế cạnh tranh trong các cuộc đàm phán RCEP sắp tới. Các cuộc đàm phán đang ở giai đoạn cấp cao giữa 10 thành viên ASEAN và các nước mà các thành viên ASEAN đang có các thỏa thuận thưog mại tự do (FTAs), như Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ.

Gói thỏa thuận này là một thỏa thuận thương mại toàn diện bao quát hàng hóa và dịch vụ cùng với các lĩnh vực khác, bao gồm đầu tư, kinh tế và hợp tác kỹ thuật, các quyền tài sản trí tuệ. Ấn Độ là nước sản xuất gạo lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc nhưng hiện là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Các nguồn tin thương mại tin rằng việc đưa gạo vào gói thỏa thuận RCEP sẽ mở ra thị trường lớn với quy mô 10 triệu tấn hàng năm tại khu vực ASEAN, nơi những nhà xuất khẩu Ấn Độ hy vọng sẽ có cơ hội cạnh tranh công bằng với các nước sản xuất lúa gạo lớn khác như Thái Lan và Việt Nam. Mặc dù Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, bao gồm gạo basmati trong vài năm gần đây, thị phần của Ấn Độ tại khu vực ASEAN là không đáng kể.

Các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ, chủ yếu là gạo thường non-basmati, đã từ chối cơ hội tốt để cạnh tranh trên các thị trường như Malaysia, Philippines và Trung Quốc do nhiều lý do, bao gồm việc áp cả rào cản thuế và phi thuế tại các nước tiêu thụ gạo lớn lẫn thói quen ưa chuộng nhập khẩu gạo từ các nhà sản xuất trong cùng khu vực. Ví dụ, Philippines, nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn gạo hàng năm, nhưng Ấn Độ phải đối diện với cơ cấu thuế với mức thuế rất cao so với các đối thủ cạnh tranh thuộc ASEAN là Thái Lan và Việt Nam. Gạo Ấn Độ đối mặt với mức thuế nhập khẩu lên tới 50% tại Philippines, trong khi gạo Thái Lan và gạo Việt Nam chịu mức thuế chỉ 40%, khiến gạo Ấn Độ không thể cạnh tranh tại Philippines.

Trong trường hợp Malaysia, có kim ngạch nhập khẩu gạo hàng năm ở mức 1 triệu tấn và chủ yếu nhập khẩu gạo từ Pakistan do sự gần gũi về tôn giáo. “Mặc dù Ấn Độ nhập khẩu hơn 3 triệu tấn dầu cọ và các sản phẩm liên quan từ Malaysia nhưng không nhận được sự đối xử công bằng trong thương mại gạo”. Tương tự như tại thị trường Indonesia, sự phức tạp của quy trình đấu thầu khiến các nhà xuất khẩu gạo tư nhân Ấn Độ rất khó tham gia vào xuất khẩu sang thị trường này.

Vai trò của Trung Quốc

Liên quan đến Trung Quốc, nước nhập khẩu gạo lớn nhất trong số các thành viên đề xuất RCEP, với quy mô nhập khẩu gạo khoảng 3 triệu tấn hàng năm nhưng các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ không có bất cứ đơn hàng xuất khẩu gạo nào lớn sang thị trường này. Năm 2018, Trung Quốc đã chứng nhận cho khoảng 23 nhà máy gạo tại Ấn Độ, bao gồm 4 nhà sản xuất gạo non-basmati .

Đồng thời, Trung Quốc bắt đầu bán kho dự trữ gạo cũ cho thị trường châu Phi – một thị trường truyền thống của Ấn Độ, với mức giá rẻ hơn nhiều so với Ấn Độ. “Chúng tôi muốn chính phủ chắc chắn rằng gạo nằm trong gói thỏa thuận RCEP bởi có khả năng các thành viên ASEAN sẽ cố gắng loại bỏ mặt hàng này ra khỏi các đàm phán, biết rõ rằng điều này có lợi cho Ấn Độ”. Ngoài ra, các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang mở ra cơ hội cho các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ khám phá ra cơ hội này. Nhật Bản hiện đang nhập khẩu toàn bộ lượng gạo cần thiết từ Mỹ trong khi Hàn Quốc áp thuế nhập khẩu gạo lên tới 513%.

Bên cạnh đó, để vững chân trong hệ thống thương mại gạo toàn cầu, việc mở ra thị trường RCEP có thể giúp Ấn Độ tăng thu ngoại tệ và giảm áp lực tồn kho gạo. Không giống các nước châu Phi, hình thành nên thị trường lớn nhất cho xuất khẩu gạo của Ấn Độ, giá gạo xuất khẩu sang khối ASEAN/RCEP có thể cao hơn.

Sản xuất gạo của Ấn Độ đang trên đà tăng và chạm mức cao 116,42 triệu tấn trong niên vụ 2018-19. Với lượng mưa tăng cường trong năm 2019, sản lượng lúa gạo của nước này có thể tiếp tục tăng. Hơn nữa, tồn kho gạo tại các kho dự trữ chính phủ của Ấn Độ đang ở mức cao kỷ lục 24,91 triệu tấn tính đến ngày 1/10, trước khi bắt đầu giai đoạn thu mua tạm trữ. Theo International Grains Council, sản lượng gạo tại Ấn Độ dự báo đạt 115,5 triệu tấn trong niên vụ 2019/20 và tiêu dùng ở mức 102,2 triệu tấn. Với tồn kho dầu kỳ 27,4 triệu tấn, tổng nguồn cung gạo từ Ấn Độ dự báo đạt 142,9 triệu tấn. IGC dự báo xuất khẩu gạo Ấn Độ trong năm tài khóa 2019 – 20 đạt 11,7 triệu tấn.

Theo The Hindu Business Line
Admin

Xuất khẩu rau quả tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm 2024

Bài trước

Việt Nam dự kiến thông qua RCEP trong tháng 11/2021

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc