Ngũ cốc

Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo mở rộng thị trường

0

Bộ NNPTNT cho biết trong tháng 4/2021, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 450.000 tấn, trị giá 246 triệu USD. Đẻ tận dụng các FTAs và tăng thị phần xuất khẩu gạo iệt Nam ở mức giá cạnh tranh hơn, Bộ Công thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ ban ngành và Hiệp hội Lương thực Việt Nam để hỗ trợ doanh nghiệp triển khai có hiệu quả các hợp đồng và mở rộng sang các thị trường như Hàn Quốc và EU.

Bộ cho hay sẽ triển khai các giải pháp về cơ chế chính sách để dỡ bỏ các rào cản kỹ thuật và thương mại, hiểu cặn kẽ các cam kết quốc tế, quy trình hải quan, logistics và tín dụng cũng như xây dựng và phát triển thương hiệu, tạo ra nền tảng vững chắc cho các doanh nghiệp xuát khẩu khai thác các thị trường Hàn Quốc và EU, theo ông Trần Quốc Toản, cục phó Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương cho hay. Ông Toản nhấn mạnh sự cần thiết phải chủ động cải thiện khả năng cạnh tranh sản phẩm thông qua chất lượng và giá cũng như xây dựng và bảo vệ hoạt động thương mại, đa dạng hóa thị trường theo hướng xuất khẩu bền vững. Kim ngạch xuất khẩu gạo 3 tháng đầu năm 2021 đạt 1,1 triệu tấn, giá trị đạt 606 triệu USD, giảm 30,4% về lượng và 17,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Ông Nguyễn Văn Đôn, giám đốc công ty TNHH Việt Hưng tại tỉnh Tiền Giang, cho biết nguyên nhân suy giảm xuất khẩu gạo một phần do quý 1 trùng với dịp Tết Nguyên đán. Ngoài ra, 2 tháng đầu năm là thời điểm giữa vụ, khi nguồn cung gạo thường thấp nhưng giá cao nên các nhà xuất khẩu khó đàm phán hợp đồng xuất khẩu.  Mặc dù lượng xuất khẩu của công ty giảm hơn 30% trong cùng kỳ so sánh nhưng giá xuất khẩu tăng khoảng 20%. 2 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của công ty là Philippines và Trung Quốc.

Trong khi đó, ông Phạm Thái Bình, giám đốc CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An tại thành phố Cần Thơ, cho rằng xuất khảu gạo giảm mạnh về lượng trong quý 1 là do thiếu container rỗng và cước vận chuyển tăng vọt. “Khách hàng vẫn cần nhập khẩu nhưng doanh nghiệp không thể đặt chỗ trong container để đóng gói hàng, tình trạng thiếu container rỗng đẩy cước vận chuyển tăng tới 600 – 700%, từ 1.000 USD/container lên 6.000 – 7.000 USD/container. Tình hình ngày khiến nhiều nhà nhập khẩu phải cân nhắc lùi thời gian nhận hàng hoặc tìm kiếm các nguồn cung có khoảng cách gần hơn để giảm chi phí”, ông Bình cho hay.

Bình luận về vấn đề này, ông Toản cho rằng mặc dù lượng gạo xuất khẩu trong quý 1 giảm so với cùng kỳ năm 2020 nhưng giá xuất khẩu gạo tăng do nhu cầu cao về tích trữ thực phẩm trên toàn cầu – đẩy giá gạo nói chung lên mức cao.

Giá gạo Thái và Ấn Độ cũng ghi nhận những mốc cao kỷ lục

Giá gạo Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức cao 547 USD/tấn vào cuối quý 1/2021, tăng 18,6%, tương đương mức tăng 86 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2020. Giá gạo hiện nay đang mang lại lợi ích cho nông dân trồng lúa. Gạo Việt Nam được khách hàng chấp nhận ở mức giá cao do chất lượng gạo đã được cải thiện, ông Toản cho biết. Các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam đang ngày càng tập trung vào cải thiện chất lượng và truy xuất nguồn gốc để đáp ứng các tiêu chuẩn ngặt nghèo trên các thị trường xuất khẩu như EU, Hàn Quốc, Mỹ, ông Toản cho biết.

Ngoài ra, Việt Nam đã tham gia nhiều thỏa thuận thương mại tự do với các đối tác chiến lược như Thỏa thuận Toàn diện và Tiến độ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA), và gần đây nhất là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Thương mại Tự do Anh – Việt Nam (UKVFTA).

Theo VNS

Admin

Giá cà phê Việt Nam tăng vọt tại Anh nhờ UKVFTA

Bài trước

Ngành thủy sản Việt Nam phát triển mạnh mẽ nhờ UKVFTA với 90% kim ngạch xuất khẩu là tôm

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc