Jollibee Foods Corporation (JFC), một nhà kinh doanh dịch vụ nhà hàng nhanh (QSR) có trụ sở tại Philippines, đã thâu tóm Coffee Bean & Tea Leaf (CBTL), một trong top 10 chuỗi quán cà phê đặc sản trên thế giới. Với bước đi này, JFC đã thâu tóm một tên tuổi có tầm vóc toàn cầu và một trong những thương hiệu được nhận biết mạnh nhất trong ngành cà phê. Dấu ấn mạnh mẽ của CBTL tại châu Á – một trong những thị trường cà phê tăng trưởng nhanh nhất – mang đến những cơ hội hấp dẫn để bao phủ lên thị trường Đông Nam Á cũng như những cơ hội tương tác về vận hành và các chuỗi cung ứng tiềm năng. Hơn nữa, thương vụ này gắn với vụ thâu tóm Smashburger gần đây của JFC bởi Mỹ là thị trường chính của CBTL, với gần 1/3 tổng số quán đặt tại thị trường này.

Một cơ hội thứ hai cho người chơi ở làn sóng thứ 2 trong ngành cà phê?

Trong khi những người chơi trong làn sóng thứ 3 của ngành cà phê như Peet’s Coffee và Intelligentsia, đang thâu tóm không gian cà phê cao cấp, CBTL vận hành ở không gian làn sóng cà phê thứ hai, vốn rất cạnh tranh. Starbucks, hiện dẫn đầu phân khúc này, đã đi trước rất xa địch thủ thị trường ở hầu hết các khía cạnh như lượt khách mỗi ngày, doanh thu quán, quy mô mỗi đơn hàng). Trong khi các quán của CBTL có EBITDA dương, nhìn chung ngành kinh doanh này đang chịu thua lỗ - một thực tế phản ánh trong phản ứng của thị trường trước các tin tức. JFC sẽ xem xét sự hợp lý của các quán và phân tích chi phí để cải thiện biên lợi nhuận trung bình của quán.

Một đối thủ đáng gờm tại Đông Nam Á

JFC có tham vọng trở thành một trong top 5 các công ty vận hành nhà hàng trên thế giới và đã tiến hành một số vụ thâu tóm, tỏ ra quyết tâm theo đuổi sứ mệnh trên. Vụ thâu tóm CBTL có thể không làm thay đổi mạnh thực trạng cạnh tranh trong phân khúc quán cà phê, nhưng lại đặt ra những ngầm ý mang tính chiến lược cho toàn bộ ngành QSR và chuỗi cung ứng, đưa JFC trở thành một tên tuổi toàn cầu đáng gờm trong lĩnh vực chuỗi quán cà phê và QSR.

Rabobank cho rằng vụ thâu tóm CBTL xuất phát từ một tầm nhìn chiến lược bởi sẽ mang lại cho JFC các lợi thế vận hành và tính linh động. Ưu tiên theo tuyên bố của công ty là phát triển hoạt động kinh doanh của CBTL tại châu Á mà chiến thắng trong ngắn hạn sẽ đến từ hợp lý hóa vận hành và quản lý chi phí. Vốn là một tên tuổi lớn trên thị trường QSR Philippines, sự kết hợp kinh doanh quán cà phê và đồ ăn nhanh sẽ đưa JFC trở thành một đối thủ đáng gờm tại thị trường Đông Nam Á. Ví dụ, trong các đàm phán thuê mặt bằng với các trung tâm thương mại và chủ đất, sự đầu tư kết hợp của JFC sẽ có lợi thế hơn hẳn so với việc chỉ thuê làm quán cà phê hoặc chỉ thuê làm đồ ăn nhanh. Tương tự, công ty cũng sẽ hợp lý hóa chi phí chuỗi cung ứng để đẩy tăng biên lợi nhuận.

Thúc đẩy sự hiện diện tại Bắc Mỹ

Với vụ thâu tóm gần đây đại diện cho cơ hội trở thành một tay chơi lớn tại châu Á, đồng thời thúc đẩy sự hiện diện của công ty tại Bắc Mỹ. JFC có thể cân nhắc sử dụng CBTL trở thành một nền tảng giới thiệu các thương hiệu khác cho khách hàng tại Bắc Mỹ - nơi chi tiêu ở mức cao và dân cư đa dạng mang lại cơ hội phát triển dài hạn.

Cuối cùng, cần nhấn mạnh rằng JFC đang có kế hoạch bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu cho mảng kinh doanh Highlands Coffee, nhưng với vụ thâu tóm CBTL, các kế hoạch này hiện đang bị hoãn lại. JFC có kế hoạch chào bán cổ phiếu lần đầu cho toàn bộ mảng kinh doanh cà phê trong vòng 3 – 5 năm tới và như vậy sẽ có triển vọng thu hút nhiều nhà đầu tư tiềm năng, phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của JFC trong vài năm tới.

Theo Rabobank
Admin

Các chuỗi cà phê tăng độ phủ sóng tại Việt Nam

Bài trước

Các chuỗi cà phê lớn cạnh tranh với hàng quán vỉa hè

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư