Ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản Trung Quốc đang diễn ra dịch chuyển mạnh
Có vẻ chắc chắn rằng không một người lao động bình thường nào trong ngành nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc có đủ tiền để ăn thường xuyên tại “Guo” – một nhà hàng mới và hào nhoáng tại New Century Hotel ở Đại Liên, một trong những trung tâm chế biến và khai thác thủy sản lâu đời của Trung Quốc – và là quê nhà của tập đoàn Zoneco.
Thực khách phải trả mức 500 NDT, tương đương 73 USD, để thưởng thức bữa ăn giữa không gian trang trí sang trọng trong một bữa buffet bao gồm tôm hùm và cua. Thu nhập trung bình hàng năm của một ngư dân Trung Quốc (bao gồm cả lao động trong ngành nuôi trồng thủy sản) ở mức 18.450 NDT, tương đương 2.685 USD, vào năm 2017, thấp hơn mức lương trong ngành công nghiệp Trung Quốc – và đây là lực lượng lao động đang ngày càng ít ỏi. Lương thấp là lý do khiến nhiều người rời bỏ lực lượng lao động trong ngành thủy sản.
Thống kê tại Trung Quốc cho biết có tổng cộng 18,7 triệu người đang lao động trong ngành thủy sản, bao gồm cả các ngành công nghiệp liên quan. Các số liệu khác cho thấy có 5 triệu người lao động trực tiếp trong ngành nuôi trồng thủy sản. Nhưng không rõ có bao nhiêu người nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ - vốn chiếm tỷ trọng lớn trong ngành – sẽ tồn tại.
Ngoài ra, để kìm hãm việc mở các ao nuôi thủy sản bất hơp pháp, đồng thời gia hạn hoãn trả nợ và mua lại các tàu khai thác thủy sản cỡ nhỏ trên phạm vi rộng, Trung Quốc đang triển khai mạnh lệnh cấm khai thác thủy sản xung điện. Khởi tố việc khai thac thủy sản xung điện đứng đầu danh sách ưu tiên trong chiến dịch thường niên “Kiếm sáng” năm 2019 chống lại khai thác thủy sản phạm pháp trên các vùng nước nội địa tại Trung Quốc. Các bích trương thông báo được trải khắp các khu vực trên khắp cả nước. Chiến dịch này do các cơ quan địa phương thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc tiến hành, nhằm vào hoạt động khai thác thủy sản phạm pháp của ngư dân Trung Quốc tại các dòng sông có chia đường biên giới với Triều Tiên và Nga. Một văn bản chính thức cho biết số lượng các vụ khởi tố đã tăng 174% trong năm 2018, lên 34.500 trường hợp.
Các tác động của việc tăng cường thực thi chính sách cũng đang thể hiện trong ngành nuôi trồng thủy sản. Năm 2018, diện tích nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc đạt 7,2 triệu ha, trong đó 5,14 triệu ha là nước ngọt và 2,04 triệu ha là nước biển. Sản lượng thủy sản nước ngọt giảm tỷ trọng từ 15,8% xuống còn 14,5% trong tổng sản lượng thủy sản Trung Quốc. Năm 2018, sản lượng thủy sản của Trung Quốc đạt 64,5 triệu tấn, tăng 0,19%, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 49,9 triệu tấn, tăng 1,73% so với năm 2017. Khai thác thủy sản xa bờ chiếm 3,5% tổng sản lượng thủy sản, ở mức 2,25 triệu tấn.
Phần lớn sản lượng thủy sản nuôi trồng của Trung Quốc – 51,8% - đến từ hoạt động sản xuất tại các ao nuôi miền Đông trên diện tích nuôi 2,6 triệu ha, tăng 5,5% so với năm 2017. Tuy nhiên, tỷ trọng sản lượng nuôi thủy sản tại 1,4 triệu ha các hồ trữ nước giảm xuống chỉ còn 28%. Tỷ trọng sản lượng nuôi trồng thủy sản trên các dòng sông thậm chí còn giảm mạnh hơn, với mức giảm 16% xuống chỉ còn chiém 3,49% tổng sản lượng.
Nhiều báo cáo nghiên cứu tại Trung Quốc dự báo tăng trưởng giá trị sản lượng nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc đạt khoảng 4,4% trong 4 năm tới. Do sản lượng thủy sản bắt đầu đi ngang – giá tiếp tục vượt sản lượng – nên có thể năng suất nuôi tại Trung Quốc sẽ tăng lên.
Ngay cả trong trườn hợp này, sản lượng các loại thủy sản chính như tôm có thể sẽ không tăng khi Trung Quốc tìm cách thiết lập một kế hoạch quản lý tổng thể bãi bùn trên toàn quốc nhằm bảo tồn tự nhiên và nguồn nước uống. Kế hoạch này phân loại bãi bùn thành khu vực “cấm”, “cho phép” và “hạn chế” cho các mục đích cấp phép nuôi trồng thủy sản với “ưu tiên xét đến các vấn đề sinh thái”, theo Chen Jiayong, giám đốc cục nuôi trồng thủy sản thuộc Tổng cục Thủy sản dưới Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho hay.
Ngoài ra, việc lạm dụng kháng sinh đang gây áp lực lên giá thủy sản nước ngọt, theo các nông dân nuôi thủy sản gần Yantai đã chỉ ra 3 vấn đề đang gây tổn hại cho ngành” sử dụng các loại thuốc kháng khuẩn trái phép như khoáng vật hữu cơ; sử dụng các loại thuốc đúng luật nhưng không tuân thủ thời gian sử dụng; và sử dụng quá liều các loai thuốc trong vận chuyển thủy sản.
Một loạt các đợt kiểm tra các thị trường thủy sản đang gây áp lực cho nông dân khi xét đến tình trạng nhiều thương buôn đang trả lai hoặc không thanh toán tiền hàng. Một loạt các tin nhắn gửi cho các hà ản xuất trên Wechat tới nông dân tại tỉnh Quảng Đông cảnh báo các nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản đảm bảo các tiêu chuẩn kháng sinh hoặc sẽ không được thanh toán. Năm 2019, nông dân nuôi trồng thủy sản tại Trung Quốc đã liên tục được các nhà chế biến tôm và cá rô phi cảnh báo về sử dụng kháng sinh. “Kế hoạch giám sát dư lượng thuốc thú y thủy sản quốc gia năm 2019” sẽ tập trung vào con giống và loại giáp xác.
Chiến dịch “Kiếm sáng” là một phần trong nỗ lực trên phạm vi sâu rộng của Trung Quốc và đang bắt đầu có các tác động lên những nhà sản xuất quy mô nhỏ, bán chuyên nghiệp trong ngành nuôi trồng thủy sản. Các nhà sản xuất quy mô nhỏ tại Trung Quốc đang gặp ngày càng nhiều khó khăn bởi chi phí tuân thủy quy định ngày một nghiêm ngặt của chính phủ Trung Quốc tăng lên. Đây là ý kiến của Bộ trưởng Nông nghiệp Trung Quốc Han Changful phát biểu trong một cuộc họp các nhà chức trách thủy sản quốc gia và địa phương. Ông Changfu đề cập đến việc Trung Quốc đã tiêu hủy 40.000 lưới rê trong năm 2012.
Ưu tiên các tiêu chuẩn môi trường của Trung Quốc trong ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản siêu thâm canh của nước này sau khi các hoạt động này gây thiệt hại trên diện rộng cho các vùng nước ven biển và trong đất lièn. Trung Quốc đang chuyển dịch các chính sách có lợi cho các công ty lớn và các tập đoàn do chính phủ chống lưng để chuẩn hóa ngành thủy sản nên sẽ ngày càng nhiều nhà sản xuất quy mô nhỏ sẽ bị đẩy ra khỏi ngành. Một thế hệ những nhà sản xuất mới, được chống lưng bởi các mối quan hệ, bởi năng lực tài chính và bởi sáng kiến đổi mới sẽ thay thế thế hệ cũ này.
Theo Seafood Source
Bình luận