Thực phẩm và Đồ uống

Campuchia trở thành nước cung cấp nông sản lớn cho Việt Nam

0

Trong 2 năm qua, nông sản Campuchia chảy mạnh vào thị trường Việt Nam. Có những thời điểm Campuchia thậm chí là nước cung cấp nông sản lớn nhất cho Việt Nam.

Việt Nam có tiềm năng sản xuất nông nghiệp rất lớn. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng năm của Việt Nam tăng mạnh hàng năm. Trong năm 2022, giá trị xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 55 tỷ USD. Tuy nhiên, Việt Nam cũng chi ra một khoản lớn ngoại hối để nhập khẩu nông sản đáp ứng nhu cầu chế biến và tiêu dùng nội địa. Mỹ, Trung Quốc, Brazil và New Zealand là các nhà cung cấp nông thủy sản chính cho Việt Nam. Tuy nhiên, 2 năm vừa qua, Campuchia nổi lên trở thành một nhà cung cấp lớn cho thị trường Việt Nam.

Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2012, giá trị nhập khẩu nông sản Campuchia của Việt Nam chỉ ở mức 214,8 triệu USD, với cơ cấu hàng nhập khẩu là gỗ và các sản phẩm từ gỗ, ngô, thủy sản và cao su. Năm 2015, Việt Nam vẫn chỉ nhập 4 loại sản phẩm trên từ Campuchia nhưng giá trị nhập khẩu tăng lên 537,6 triệu USD, sau đó tăng lên khoảng 756,2 triệu USD trong năm 2020. Tuy nhiên, ngoài 4 nhóm sản phẩm trên, rau quả Campuchia bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Năm 2021 ghi nhận tốc độ thâm nhập nhanh chóng của nông sản Campuchia vào Việt Nam với giá trị nhập khẩu tăng vọt lên 3,487 tỷ USD, tăng 4,6 lần so với năm 2020 và 16,2 lần so với năm 2012. Năm 2021, các hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia bao gồm: hạt điều, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, ngô, đậu tương, cao su, gạo và trái ây. Đáng chú ý, giá trị nhập khẩu cao su và hạt điều vượt 1 tỷ USD, lần lượt ở mức 1,54 tỷ USD và 1,87 tỷ USD. Nhập khẩu mạnh hạt điều từ Campuchia trong năm 2021 làm dấy lên những quan ngại lớn về liệu có gian lận thương mại diễn ra hay không.

Theo báo cáo từ Bộ Nông lâm thủy sản Campuchia, xuất khẩu nông nghiệp Campuchia năm 2021 đạt gần 5 tỷ USD. Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản Campuchia với giá trị gần 3,5 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2020, Campuchia đã xuất khẩu 3,5 triệu tấn lúa sang Việt Nam, tăng 61%. Xuất khẩu các nông sản khác từ Campuchia sang Việt Nam cũng tăng 10 - 400%. Đối với hạt điều, 90% sản lượng của Campuchia được xuất khẩu sang Việt Nam với kim ngạch gần 1 triệu tấn, tăng 4,6 lần trong cùng kỳ so sánh. Campuchia trở thành một trong những nước cung cấp nông sản lớn nhất cho Việt Nam trong năm 2021. Trong tháng 9/2021, thậm chí Campuchia vươn lên vị trí số 1, vượt qua cả Mỹ và Trung Quốc. Năm 2022, đến hết tháng 10/2022, Việt Nam đã chi 2,429 tỷ USD để nhập khẩu nông sản từ Campuchia.

Campuchia trở thành một đối thủ cạnh tranh về nông sản với Việt Nam

Theo FAO, Campuchia có khả năng cạnh tranh mạnh về nông sản tại Đông Nam Á. Nông sản Campuchia có năng suất cao và chất lượng đang được cải thiện nhanh chóng. Các chuyên gia nông nghiệp cho rằng nông dân Campuchia sử dụng rất ít thuốc BVTV và có giống tốt, cộng với đất đai màu mỡ là một lợi thế, nên các sản phẩm nông sản Campuchia không chỉ ngon mà còn có chất lượng cao.

Hơn nữa, trong vài năm qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào phát triển nông nghiệp tại Campuchia do đất nông nghiệp của nước này vẫn còn dồi dào, đồng thời chi phí thuê đất và lao động tại đây vẫn thấp hơn Việt Nam. Các doanh nghiệp này lại mang nông sản trở lại Việt Nam để kinh doanh, dẫn tới xuất khẩu nông sản Campuchia sang Việt Nam tăng vọt. Với các chính sách tập trung vào sản xuất nông sản chất lượng cao của Campuchia, các sản phẩm từ nước này trở thành một đối thủ cạnh tranh với hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Ví dụ, mặc dù đi sau Việt Nam nhưng Campuchia nhanh chóng trở thành nước cung cấp gạo lớn thứ 4 cho châu Âu – thị trường đắt đỏ và khó tính nhất thế giới.

Xuất khẩu gạo Campuchia sang Trung Quốc cũng tăng mạnh, trong khi xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường này giảm mạnh. Nhiều trái cây Campuchia đã nhận được cấp phép xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Theo các chuyên gia, Campuchia không chỉ đi đúng hướng mà còn thích ứng nhanh chóng nên kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng tốt. Nếu Việt Nam không thay đổi tư duy cũng như cách tiếp cận thị trường cùng với có chính sách xây dựng thương heieuj thì sớm hay muộn cũng sẽ bị mất thị phần vào tay các đối thủ Campuchia.

Theo VNS

Admin

Việt Nam xem xét lại chiến lược thương mại điện tử để thúc đẩy xuất khẩu nông sản 

Bài trước

Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu nông sản đầy tham vọng đạt 70 tỷ USD vào năm 2025

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc