0

Ngành tôm đang có một năm khó khăn, với nhiều nông dân nhỏ có thể phải rời ngành, theo báo cáo mới nhất của Rabobank về ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu.

“Giá ở mức cao vào giai đoạn đáy đại dịch COVID-19 nhưng sau đó phần lớn các nhà sản xuất trong ngành đều đi từ chỗ có lợi nhuận tới đoạn thua lỗ. Câu chuyện mỗi nơi có mỗi khác đối với các nhà sản xuất nhưng ngay cả tại Ecuador – nước có sản lượng tôm tăng hơn 30% trong năm 2022, tức mức tăng sản lượng tương đương tổng sản lượng tôm cả năm của Thái Lan – cũng trở nên kém cạnh tranh hơn”, ông quan sát thấy. “Thực tế Ecuador là một nền kinh tế đô la hóa, nghĩa là họ đnag ngày càng trở nên kém cạnh tranh hơn khi đồng USD tăng giá. Thứ hai, các nhà sản xuất tôm nước này đã mất trợ cấp nhiên liệu nên chi phí sản xuất tăng lên. Nhiều nhà sản xuất nhỏ không còn có lợi nhuận nên có khả năng các nhà sản xuất lớn – những nhà sản xuất hiệu quả hơn và sử dụng điện, thay vì dầu diesel, cho các tuốc bin, sẽ mua lại các nhà sản xuất nhỏ và tăng tốc quá trình thâu tóm sát nhập”.

Về nhu cầu, ông Nikolik nhấn mạnh rằng nhu cầu bắt đầu giảm vào mùa hè tại Mỹ và châu Âu, thị trường Trung Quốc phục hồi mạnh mẽ vào mùa thu. “Trong quý 3/2022, các khách hàng Trung Quốc mua hàng tỷ đô các sản phẩm tôm, so với con số thông thường 300 – 400 triệu USD hàng quý – tăng 43% so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường Trung Quốc dự báo phục hồi mạnh khi thị trường nội địa nước này mở cửa trở lại vào cuối năm ngoái khi chính phủ Trung Quốc thông báo hơn 20 biện pháp nới lỏng kiểm soát COVID-19 và tất cả các nhà nhập khẩu và thương nhân đã sẵn sàng, chờ đợi ngành dịch vụ ăn uống và các lễ hội quay trở lại. Các bên đều kì vọng kinh tế Trung Quốc phục hồi mạnh”, ông phản ánh. “Thực tế chưa diễn ra như kỳ vọng. Mọi người có thể tới nhà hàng nhưng số ca nhiễm COVID-19 quá nhiều nên họ lo sợ bị nhiễm bệnh và lo rằng vắc xin không đủ hiệu quả như trước – giống như chúng ta từng như vậy 2 năm trước”.

Ông Nikolik cũng cho biết Ecuador – nước hưởng lợi chính từ sự phục hồi kinh tế Trung Quốc và như vậy sẽ thiệt hại nặng nhất nếu tiêu dùng tôm của Trung Quốc không như kỳ vọng trong năm 2023. Ngoài ra, ông dự báo xuất khẩu tôm của Ấn Độ có thể giảm 5 – 10% trong năm 2022 so với năm 2021 – một phần do giảm tiêu thụ tôm tại Mỹ và giá tôm giảm – kéo theo suy giảm động lực sản xuất.

“Với mức giá hiện nay, có thể chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến xuất khẩu tôm Ấn Độ giảm. Tôi cũng dự báo xuất khẩu tôm của Indonesia giảm – mặc dù kim ngạch xuất khẩu tôm trong 9 tháng đầu năm 2022 của nước này tăng 9%, nhưng tình hình xuất khẩu tôm các tháng cuối năm được cho là giảm do họ quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ, với 76% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Indonesia dành cho thị trường Mỹ. VÀ khi thị trường Mỹ suy yếu, Ấn Độ và Indonesia là các nước đầu tiên bị tác động”, ông quan sát.

Trong khi đó, xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng 15% trong năm 2022 so với năm 2021, nhưng ông cho rằng diễn biến này sẽ không kéo dài. “Ở một số thời điểm,  giá bán thấp hơn giá thành và các nhà sản xuất phải ra quyết định về việc liệu có nên giảm sản xuất. CÁc dự báo của tôi cho năm 2023 cho thấy chắc chắn các nhà sản xuất – chủ yếu tại châu Á và một số nhà sản xuất nhỏ tại Ecuador sẽ rời thị trường do chi phí sản xuất cao hơn giá tôm trên thị trường. Đồng thời, nhu cầu sẽ có những diễn biến khác trong năm 2023 – tôm hiện là một nguồn protein tương đối rẻ nên mọi người có thể bắt đầu tăng mua tôm và đưa vào các thực đơn nhiều hơn, qua đó có thể đảo ngược những gì đang xảy ra và các kho đầy hàng từ những tháng cuối năm 2022 – khi nguồn cung vượt nhu cầu thị trường và khiến giá giảm – sẽ vơi bớt, và đấy vẫn là những điều vẫn xảy ra: nguồn cung giảm và nhu cầu tăng khi giá thấp “, ông Nikolik giải thích.

Trong 1 năm, sản lượng tôm của Ecuador tăng 31% - riêng mức tăng sản lượng còn cao hơn tổng sản lượng tôm Thái Lan hàng năm

“Tôi không chắc về diễn biến thị trường trong quý 1 và quý 2. Tất cả phụ thuộc vào liệu Trung Quốc có thể duy trì là một trụ cột nhu cầu lớn như họ đã từng đóng trong quý 3 – 4/2022 – nếu không thì giá tôm sẽ duy trì ở mức thấp trong thời gian dài hơn”, ông cho biết thêm. Và khi giá tôm thấp kéo dài thì điểm cân bằng sản xuất sẽ càng tới chậm, tình hình sẽ càng khó khăn cho nông dân. “Tôi nghĩ đây là một giai đoạn rất khó khăn cho nông dân nuôi tôm, không như nông dân nuôi cá hồi. Mặc dù nông dân nuôi cá hồi có thể đối mặt với mức thuế tăng mạnh, nhưng nông dân nuôi tôm thì không sản xuất sinh lời và có quy mô nhỏ nên họ rất khó đối phó với tình trạng thua lỗ”.

Theo ông Nikolik, phần lớn nông dân nuôi tôm bắt đầu thua lỗ ào quý 4 nhưng cần tới khoảng 100 ngày trước khi vụ thu hoạch tới bắt đầu và hiện vẫn còn quá sớm để dự báo về mức độ suy yếu nguồn cung tôm cũng như tác động lên giá. “Thậm chí còn khó dự báo về thời điểm giá bán lẻ sẽ thay đổi – sẽ cần khoảng 2 – 4 tháng trước khi các nhà bán lẻ bắt đầu giảm giá hoặc lĩnh vực dịch vụ ăn uống thay đổi thực đơn”.

Theo The Fishsite

Admin

Những tiến bộ trong sản lượng tôm có sự hỗ trợ công nghệ

Bài trước

Những nguy cơ của việc thâm canh quá mức trong nuôi tôm

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản