0

Các nhà sản xuất protein động vật, bao gồm các nhà sản xuất thủy sản, cần dự báo và thích ứng với những thách thức bền vững và các mối đe dọa dịch bệnh để tiếp tục cạnh tranh trên thị trường về dài hạn, theo phân tích do Rabobank công bố gần đây.

Báo cáo của ngân hàng “Triển vọng thị trường protein động vật toàn cầu năm 2023” cho thấy năm 2022 là một năm tăng giá nguyên liệu đầu vào, gián đoạn chuỗi cung ứng và các vấn đề địa chính trị - và năm 2023 sẽ có thể tiếp diễn các vấn đề này. Được chấp bút bởi chiến lược gia toàn cầu về protein động vật Rabobank Justin Sherrard, báo cáo dự báo chi phí sẽ duy trì ở mức cao dọc toàn chuỗi cung ứng và những biến động về tiêu dùng trong năm 2023. Do đó, biên lợi nhuận sẽ thấp do người mua lùi bước khi chi phí sản xuất tăng do chi phí TACN cao và giá nhiên liệu liên tục leo thang. “Năm 2022 là một năm chưa từng có đối với ngành protein động vật”, ông Sherrard cho hay. “Các công ty vật lộn với tình trạng giá đầu vào tăng, gián đoạn chuỗi cung ứng và những căng thẳng địa chính trị, nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết khi chúng ta bước vào năm 2023. Các yếu tố này đồng loạt làm tăng chi phí trên khắp thị trường nhưng trong khi giá tăng nhanh thì lại giảm khá chậm”.

Rabobank dự báo giá sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong năm 2023, bất chấp thị trường protein động vật tăng trưởng ổn định nhờ nguồn cung thủy sản nuôi và gia cầm tăng trưởng, ông cho hay. “Tăng trưởng trong hai ngành này làm mờ đi suy giảm nguồn cung thịt bò do sản lượng tại Mỹ giảm sau nhiều năm hạn hán và thị trường thịt lợn châu Âu yếu đi”, ông Sherrad cho hay. “Các công ty protein động vật thậm chí còn gặp thách thức lớn hơn về tăng trưởng trong thập kỷ tới, như nhận thức ngày càng tăng về phát thải carbon và cách tiếp cận chủ động về quản lý dịch bệnh, mang tới cơ hội cho các công ty có tư duy dài hạn để đầu tư và tiếp tục tăng trưởng. Nói cách khác, hiện giờ là thời điểm quyết định”. Rabobank dự báo các nhà sản xuất và chế biến protein động vật sẽ giữ các cam kết giảm phát thải trong năm 2023, nhưng mục tiêu này cần thêm đầu tư trong các lĩnh vực như dữ liệu thông minh trong vận hành và các chuỗi giá trị để trở nên bền vững hơn.

Các doanh nghiệp thành công nhất cũng đang phát triển các phương cách chủ động quản lý rủi ro dịch bệnh, như dịch tả lợn và cúm gia cầm, bao gồm các cảm biến nhận biết di chuyển bất thường ở vật nuôi và công nghệ dự báo để hạn chế thiệt hại đàn. Các công ty cũng đang thích ứng với chi phí tăng cao bằng cách giảm kích cỡ đóng gói và giảm chủng loại sản phẩm. Nhưng các coogn ty cũng phải tính tới hành vi người tiêu dùng trong môi trường kinh tế suy thoái – như xu hướng sử dụng các sản phẩm tiện lợi, như cá viên và bánh mì kẹp xúc xích, tăng nguồn cung các sản phẩm giá cả hợp lý. Theo phân tích của Rabobank, tổng sản lượng protein động vật dự báo tăng, với mức tăng trưởng năm 2023 trên các thị trường chính là 5 triệu tấn – tương đương 1% - lên 430 triệu tấn. Từ đầu năm 2022 tới nay, tốc độ tăng trưởng sản xuất là 2%.

Rabobank cũng dự báo cá hồi tiếp tục ghi nhận tăng trưởng mạnh, với tăng trưởng nguồn cung yếu sẽ là yếu tố hỗ trợ giá. Trong khi đó, thị trường thịt gà sẽ hưởng lợi do tương quan giá thấp so với các loại protein động vật khác trong bối cảnh suy thoái kinh tế, với Rabobank dự báo tăng trwognr kinh tế toàn cầu chỉ ở mức 2% trong năm 2023. Ngược lại, người tiêu dùng có thể cắt giảm tiêu dùng các sản phẩm thịt đắt đỏ như phile steak. Theo báo cáo, vị thế của cá hồi là loại thủy sản tiêu thụ hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ được củng cố trong năm 2021 và năm 2022; Rabobank cho rằng sẽ có một sự chuyển đổi trong tiêu dùng cá hồi từ khu vực dịch vụ ăn uống sang bán lẻ trong năm 2023. Tuy nhiên, tăng trưởng nguồn cung yếu sẽ đẩy giá tăng.

Thuế tài nguyên mới mà chính phủ Na Uy đề xuất sẽ tăng 40% thuế từ mức 22% thuế doanh nghiệp hiện tại mà nông dân nuôi cá hồi phải chi trả, khiến một số kế hoạch đầu tư lớn phải tạm dừng. Đề xuất này vẫn có thể bị thay đổi trước khi được chính thức đưa lên Thượng viện Na Uy vào tháng 1/2023, Rabobank cho rằng nếu mức thuế rất cao này áp cho nông dân nuôi cá hồi thì sẽ có tác động tiêu cực dài hạn lên tăng trưởng và đổi mới trong ngành này. Rabobank cũng dự báo nguồn cung tôm toàn cầu trong năm 2023 có thể duy trì ở mức cao, bất chấp giá giảm và chi phí tăng. Nguyên nhân một phần do tăng trưởng nguồn cung tiếp tục diễn ra tại Ecuador và Mỹ Latin cũng như dự báo Trung Quốc sẽ phục hồi ở cả vị thế sản xuất và tiêu thụ.

Theo Seafood Source

Admin

Xu hướng tiêu dùng mới tại Trung Quốc mang đến cơ hội cho protein động vật

Bài trước

Tin vắn ngành protein động vật ngày 30/7

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc