0

Số lượng ca nhiễm virus corona ngày càng tăng tại Đông Nam Á buộc các nước này phải đưa ra các biện pháp khốc liệt để kiểm soát dịch bệnh, theo các nhà phân tích. Tác động lên các ngành thực phẩm và kinh doanh nông nghiệp vượt trên phạm vi các lệnh phong tỏa do các chính sách này sẽ dẫn tới suy giảm tăng trưởng GDP, vấn đề rút vốn, các đồng tiền yếu đi, mất việc làm và niềm tin người tiêu dùng nói chung trên toàn khu vực yếu đi. “Chúng tôi dự báo các tác động kinh tế tiêu cực sắp tới trên các khía cạnh suy thoái toàn cầu lên các nền kinh tế trọng xuất khẩu của Đông Nam Á sẽ mạnh hơn”.

Các chuỗi cung ứng, sản xuất bị đình đốn vì thiếu lao động nhập cư

Rabobank nhấn mạnh các nền kinh tế chính thống và không chính thống tại Đông Nam Á được nâng đỡ mạnh mẽ bởi những lao động nhập cư. Tuy nhiên, các chính sách hạn chế của chính phủ dẫn tới cản trở hàng loạt lao động nhập cư trở về quê nhà lẫn quay lại chỗ làm. Suy giảm lao động nhập cư trong các lĩnh vực thực phẩm và kinh doanh nông sản sẽ làm gián đoạn nghiêm trọng các chuỗi cung ứng, sản xuất, theo dự báo của các chuyên gia. “Chúng tôi cũng dự báo tình trạng gián đoạn logistics phổ biến hơn trong khu vực, như cấm đường, nghẽn cảng và hạn chế công suất vận tải hàng không nếu các nước kéo dài các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt.

Giảm tiêu dùng thịt bò, thịt lợn, gia cầm và cá

Rabobank ước tính tình trạng suy yếu kinh tế sẽ làm giảm tiêu dùng thịt bò năm 2020 tại Đông Nam Á từ 9 – 13% và tiêu dùng thịt lợn giảm từ 4 – 17% so với năm 2019. “Nhu cầu thủy sản năm 2020 tại Đông Nam Á dự báo giảm 6 – 11% so với năm 2019 do các bữa ăn tại nhà chỉ bù đắp một phần suy giảm trong tiêu dùng thuộc ngành dịch vụ ẩm thực. Với sức chi tiêu yếu đi, tiêu dùng thịt gia cầm dự báo giảm từ 1 – 4% tại Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines nhưng vẫn tăng 4% tại Việt Nam trong năm 2020”.

Giảm sử dụng lúa mỳ, ngô và bột đậu tương trong TACN

Các nhà phân tích dự báo nhu cầu ngũ cốc và hạt có dầu dùng làm TACN cũng sẽ giảm do giảm tiêu dùng thịt và cá. “Chúng tôi dự báo nhu cầu đối với lúa mỳ, ngô, đậu tương và bột đậu tương dùng làm TACN tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam giảm 6% trong năm 2020 so với năm 2019. Khoảng 35% tổn nhu cầu lúa mỳ, ngô, đậu tương và bột đậu tương hàng năm tại 5 nước này sử dụng cho tiêu dùng thực phẩm, 65% còn lại dùng làm TACN. Do đó, giảm sử dụng ngũ cốc và hạt có dầu dùng làm TACN áp đảo mức tăng tiêu dùng ngũ cốc và hạt có dầu cho tiêu dùng thực phẩm”.

Theo Food Navigator Asia

Admin

Rabobank: Nhu cầu thủy sản tăng trong năm 2023 bất chấp các khó khăn và bất ổn

Bài trước

Tin vắn ngành protein động vật ngày 30/7

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc