Dịch tả lợn vẫn là một lực ảnh hưởng chính tới các thị trường thịt lợn toàn cầu, theo Justin Sherrard, nghiên cứu trưởng trong báo cáo ngành protein động vật tại Rabobank nhận định.
Báo cáo công bố là về trọng tâm của ngành protein động vật khi thế giới bắt đầu ra khỏi thời kỳ của các hạn chế phong tỏa. “Cảm giác của tôi là khi chúng ta bắt đầu biết được những gì đang diễn ra quanh virus corona, tôi nghĩ rủi ro là chúng ta sẽ lơ là với những gì, đối với tôi, là một động lực quan trọng hơn đại dịch COVID-19 đối với các thị trường toàn cầu về trung hạn, và đó là dịch tả lợn”.
“Tôi không hạ thấp các tác động rất lớn và rất khó khăn mà nhiều công ty và các chuỗi cung ứng đang đối mặt hiện nay. Dù vậy vẫn còn rất nhiều vấn đề treo lơ lửng và chi phí đè nặng lên toàn hệ thống do các thay đổi mà COVID-19 gây ra với môi trường làm việc và chúng ta đang dần chứng kiến những thay đổi vĩnh viễn các mà các nhà máy thịt được lắp đặt và vận hành”.
“Dù vậy, nếu bạn thực sự nhìn vào những gì đang chi phối các thị trường protein động vật cho tới giữa thập kỷ này, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ đối mặt với các vấn đề liên quan đến COVID-19 trong 6 – 12 tháng tới nhưng sóng ngầm trên các thị trường toàn cầu sẽ đến từ mức độ nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc. Về cơ bản đó là thịt lợn, nhưng tất cả các loại protein khác cũng sẽ chứng kiến nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc tăng lên”, ông nhấn mạnh,
Mỹ giành thị phần thị trường thịt lợn từ Tây Ban Nha
Nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc sẽ đạt mức cao kỷ lục mới trong năm 2020, nhà phân tích trên cho hay. Nước hưởng lợi lớn nhất từ xuất khẩu thịt lợn sang Trung Quốc là Mỹ - giành thị phần từ Tây Ban Nha, vốn là nước dẫn đầu xuất khẩu thịt lợn sang Trung Quốc năm 2019. “Vào tháng 12/2019, chúng tôi bắt đàu ghi nhận nhập khẩu thịt lợn Mỹ tăng và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2020”.
Không có các dấu hiệu đảo ngược diễn biến trên. Rabobank nhận được thông tin cho hay nhập khẩu thịt lợn Mỹ của Trung Quốc trong tháng 5/2020 vẫn ở mức cao, và báo cáo xuất khẩu theo tuần cho thấy xuất khẩu thịt lợn Mỹ vẫn tích cực. “Tôi nghĩ xu hướng này là sản phẩm của Thỏa thuận Thương mại Giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc. Trung Quốc đang đi theo hướng tăng nhập khẩu nông sản Mỹ. Hiện Mỹ đang xuất khẩu lợn hơi sang Trung Quốc, nhờ đó cần ít lao động hơn cho quá trình lọc xương và cắt miếng nên tình trạng thiếu lao động tại các nhà máy của Mỹ không phải là vấn đề lớn. Điều này nghĩ là Trung Quốc có thể nhập khẩu dạng nguyên liệu mà nước này cần, đặc biệt là cho các kho dự trữ công”.
Một phần của Thỏa thuận Thương mại Giai đoạn 1 là Trung Quốc tăng mua các nông sản, như đậu tương từ Mỹ và nước này đang chuyển dịch sang các chế độ ăn giàu protein cho sản xuất chăn nuôi lợn và gia cầm, ông nhấn mạnh. “Tôi nghĩ một nguyên nhân quan trọng hơn để Trung Quốc chuyển dịch sang các công thức TACN giàu protein cho lợn là hiện nước này đang có quy mô chăn nuôi lợn nhỏ hơn, nên đang tìm cách tối đa hóa sản xuất trong các hệ thống hiện thời để tạo ra tính đa dạng sinh học cao nhất – những gì chúng tôi cho là một giải pháp ứng phó hợp lý, đó là về tăng hàm lượng protein trong TACN, kích thích tốc độ sinh trưởng cũng như nâng tỷ suất sinh”.
Mức độ rủi ro dịch tả lợn
Xét tới quy mô chăn nuôi lợn giảm đáng kể, rủi ro dịch tả lợn tại Trung Quốc hiện nay là gì? “Các rủi ro của dịch tả lợn tại Trung Quốc có giống hệt như vài năm trước? Không hề, quy mô chăn nuôi lợn hiện nay tại Trung Quốc chỉ bằng một nửa so với trước đây nên mật độ lợn tại nước này không còn như trước. Tại Việt Nam, quy mô chăn nuôi lợn không giảm mạnh như tại Trung quốc nhưng mật độ lợn cũng giảm mạnh. Như vậy rủi ro có thấp hơn không? Tất nhiên, rủi ro thấp hơn nhưng không hoàn toàn mất đi”, ông Sherrard nhận định.
Ngành chăn nuôi lợn cũng đang quản lý tốt hơn các rủi ro từ dịch tả lợn: “Bạn chứng kiến tình hình tại Trung Quốc – nơi đang nhập khẩu rất mạnh các con giống như lợn nái và lợn đực giống – trong những tháng đầu năm 2020, cho thấy sự tự tin của các công ty chăn nuôi khép kín chịu trách nhiệm chính cho các lô hàng nhập khẩu này rằng dịch bệnh đang nằm dưới sự kiểm soát của họ, rằng họ đang quản lý tốt dịch bệnh. Họ hiểu rằng rủi ro vẫn còn nhưng họ tự tin nhiều hơn sau khi trải qua năm 2019 về khía cạnh quản lý dịch bệnh”.
Do đó, ông chỉ ra rằng hiện là thời điểm dễ rơi vào bẫy tin rằng dịch tả lợn đã thoái trào. Nhưng virus này vẫn chưa hoàn toàn biến mất, ông Sherrad cho hay. “Chúng ta vẫn hay tin về các ổ dịch mới tại Trung Quốc nhưng không được báo cáo theo cùng một chiều hướng, liệu điều này có gây ra tình trạng nhiễu loạn hay chỉ đơn thuần là do tác động của COVID-19. Tại Philippines, dịch bệnh vẫn khá phức tạp và lây lan nhanh ở các hộ chăn nuôi. Dịch bệnh này cũng đang lây lan tại Ấn Độ và chúng tôi cũng vừa ghi nhận ổ dịch tại Papua New Guinea. Dịch tả lợn tiếp tục lây lan theo chiều hướng chúng ta chưa kiểm soát được”.
Hiện có những thành công nhất định trong kiểm soát dịch tả lợn ở Bỉ nhưng câu chuyện lại không cùng chiều hướng tại Ba Lan – nơi virus dịch tả lợn tiếp tục lây lan. “Mặc dù dịch tả lợn vẫn chưa chạm tới Đức nhưng không dễ để kiểm soát tình hình hiện nay với súc vật sống và các trại nuôi thương phảm, dịch bệnh tại Ba Lan đang diễn ra trên phạm vi rộng, rộng hơn nhiều so với khu vực miền nam Bỉ, trên nhiều loại đất khác nhau với chủ sở hữu đa dạng nên khó quản lý và kiểm soát dịch hơn”, ông Sherrard cảnh báo.
Điều đáng nhấn mạnh là các ổ dịch tả lợn có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào tại châu Âu và hành vi của con người đóng vai trò lớn trong lây lan virus. Một ổ dịch tả lợn tại trại nuôi thương phẩm ở miền bắc Hy Lạp cho thấy các yếu tố con người đóng vai trò chính trong lây lan dịch bệnh khi ổ dịch này không nằm gần bất cứ cộng đồng động vật hoang dã nào. “Chúng tôi vẫn chưa biết những khía cạnh quan trọng nhất trong lây lan dịch tả lợn và sự khác biệt về tính chất dịch ở các vùng khác nhau, chúng tôi không thể theo dõi và truy xuất nguồn gốc ở một mức độ nhất định, và đây là thách thức lớn phải vượt qua để quản lý dịch tả lợn. Ngoài ra, đó cũng là một trong những lý do khiến chúng tôi cho rằng dịch tả lợn sẽ là vấn đề chi phối các thị trường protein động vật toàn cầu cho tới giữa thập kỷ này. Chúng ta có thể sẽ tiến tới kiểm soát tốt hơn COVID-19 nhưng ASF sẽ là vấn đề dai dẳng hơn”, nhà phân tích này nhận định.
Theo Food Navigator Asia
Bình luận