Theo Bộ trưởng Bộ Công thương, các vấn đề người tiêu dùng và phân phối công Ấn Độ Piyush Goyal, nước này không có kế hoạch hạn chế xuất khẩu thực phẩm trong thời điểm hiện nay, sau khi chính phủ nước này cấm khu vực tư nhân xuất khẩu lúa mỳ. “Tính đến nay, chúng tôi không cho rằng cần phải có động thái tương tự với bất cứ hàng hóa nào khác”, ông Goyal trả lời phỏng vấn các câu hỏi xoay quanh vấn đề liệu chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi có đang cân nhắc cấm xuất khẩu các hàng hóa thực phẩm khác, như gạo hay không.
Ngày 14/5, Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mỳ, chỉ vài ngày sau khi chính phủ Ấn Độ dự báo xuất khẩu lúa mỳ cao kỷ lục trong năm 2022, do một đợt nóng khắc nghiệt gây thiệt hại cho sản xuất và đẩy giá mỳ trên thị trường nội địa lên mức cao kỷ lục. Chỉ vài tuần sau đó, Ấn Độ áp lệnh hạn chế xuất khẩu đường lần đầu tiên trong 6 năm với mức hạn ngạch xuất khẩu ở mức 10 triệu tấn để ngăn chặn khả năng giá nội địa tăng sau khi các nhà máy xuất khẩu lượng đường kỷ lục ra thị trường thế giới. Lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ gây bất ngờ của Ấn Độ cùng với hạn chế xuất khẩu đường làm dấy lên những lo ngại về khả năng hạn chế xuất khảu gạo.
Trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2022, Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới – xuất khẩu gạo ở mức cao kỷ lục 21,2 triệu tấn, tăng từ mức 17,8 triệu tấn trong năm trước đó. Cuối tháng trước, chính phủ và các nhà chức trách ngành tuyên bố không có kế hoạch hạn chế xuất khẩu gạo. Mùa mưa sẽ đóng vai trò quan trọng trong mức sản lượng gạo năm nay và mùa mưa tốt sẽ giúp chính phủ Ấn Độ duy trì vị thế áp đảo trong thương mại gạo toàn cầu.
Ông Goya cho hay một hội đồng chính phủ hiện đang xem xét yêu cầu từ các chính phủ khác về cung cấp lúa mỳ. Ấn Độ sẽ cân nhắc các “yêu cầu hợp lý” về lúa mỳ từ các nước khác, ông cho hay.
Theo Reuters
Bình luận