Xen canh cây ăn quả và các cây trồng khác trong các vườn cà phê mang lại thu nhập cao và ổn định hơn do nông dân tại khu vực Tây Nguyên, theo Cục Trồng trọt thuộc Bộ NNPTNT.
Khu vực trồng cà phê lớn nhất Việt Nam có hơn 163.000ha cây ăn quả và các cây trồng khác trong các vườn cà phê, tương đương 25% diện tích trồng xen cà phê. Các loại cây ăn quả bao gồm chủ yếu là sầu riêng, bơ, hạt tiêu đen, hạt điều và macadamia. Cây xen canh mang đến thu hoạch đa dạng các loại nông sản, tạo việc làm, cải thiện thu nhập của nông dân, giảm rủi ro giá và biến động nhu cầu, ổn định sản xuất cà phê, theo Cục Trồng trọt báo cáo. Các cây xen canh mang đến bóng râm, giảm thiểu sự bốc hơi và là nơi trú gió cho cây cà phê.
Tại các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Lăk và Kon Tum, thu nhập từ xen canh sầu riêng và cà phê là 200 – 300 triệu đồng/ha/năm, tương đương 8.700 – 13.000 USD/ha/năm, và từ xen canh bơ – cà phê là 100 – 150 triệu đồng/ha/năm. Tại tỉnh Đăk Nông, thu nhập từ xen canh sầu riêng – cà phê là 80 triệu đồng, gần gấp đôi so với độc canh cà phê. Với sự khuyến khích từ chính quyền địa phương, nông dân trong vùng cũng đã thay thế các cây cà phê cũ bằng cây ăn quả và cây xen canh khác trong những năm gần đây.
Ông Nguyễn Văn Luyện từ xã Ea Tar tại huyện Cu M’gar, Đăk Lăk, đã đốn hạ các cây cà phê già trên vườn cà phê diện tích 2,5ha và thay thế bằng sầu riêng, bơ và tiêu đen. Ông cũng đã đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt và sử dụng công nghệ hiện đại để đạt năng suất cao từ hoạt động xen canh. Ông thu về hơn 1 tỷ đồng hàng năm. Chủ tịch Hiệp hội Nông dân Ea Tar Nguyễn Thị Mến cho biết nông dân cà phê đã chuyển sang sầu riêng và bơ trên khoảng 70% diện tích đất nông nghiệp của xã. Số lượng hộ nghèo trong xã giảm mạnh và hơn 30% có thu nhập tốt, bà cho biết thêm.
Khu vực Tây Nguyên bao gồm các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Kon Tum, đã triển khai đa dạng các chương trình hỗ trợ nông dân sản xuất cà phê chất lượng cao. Các dự án này bao gồm Chuyển đổi Nông nghiệp Bền vững Việt Nam (VnSAT) và các dự án tại địa phương nhằm hỗ trợ nông dân xen canh cây ăn quả. VnSAT đặt mục tiêu cải thiện khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp, đặc biệt là gạo và cà phê, để tăng thu nhập của nông dân và giảm tác động môi trường. Dự án cũng hỗ trợ nông dân trồng cà phê tại khu vực Tây Nguyên cải thiện kỹ thuật và cơ sở hạ tầng, phát triển kỹ thuật chăm sóc cùng với nguồn giống chất lượng cao, đồng thời thay thế các vườn cà phê già cỗi. Các chương trình tại địa phương hỗ trợ xen canh cũng giúp nông dân thay thế các cây cà phê già, cải thiện năng suất và chất lượng trong những năm gần đây. Khu vực này có năng suất cà phê 2,8 tấn/ha so với năng suất trung bình thế giới chỉ là 1,8 tấn/ha, theo thông tin từ Bộ NNPTNT.
Nông dân Nguyễn Văn Công tại xã Đại Lào, thành phố Bảo Lộc trồng mít, sầu riêng, dầu tằm và cà phê trên diện tích 1,2ha, với hỗ trợ từ một dự án của tỉnh Lâm Đồng. Ông sử dụng lá dâu tằm để nuôi tằm bán tơ. Ông cũng có thêm thu nhập từ bán mít, cà phê và tơ tằm, sắp tới còn thu hoạch thêm sầu riêng. "Xen canh mang đến lợi nhuận cao hơn độc canh cà phê”, ông cho hay.
Ông Đinh Hữu Hiệp từ Trung tâm Khuyến nông xã Đại Lào cho biết dự án cung cấp cho nông dân cây giống và kỹ thuật trồng cây ăn quả trong các vườn cà phê. Trồng cây ăn quả cũng giúp bảo vệ đất, ông cho hay. Nông dân có thể tránh phụ thuộc hoàn toàn vào một loại cây trồng và giảm thiểu rủi ro biến động giá thị trường.
Các tỉnh Tây Nguyên hỗ trợ nông dân cà phê kết nối với các doanh nghiệp để đảm bảo tính bền ững và sản xuất cà phê chất lượng cao cho xuất khẩu, bao gồm các tiêu chuẩn quốc tế như mã vùng chung cho cà phê (4C), UTZ, Rainforest, và Fair Trade. Tỉnh Đăk Lăk có diện tích trồng cà phê lớn nhất vùng, có hơn 45.670ha cà phê trồng theo các tiêu chuẩn quốc tế, chiếm 22,1% tổn diện tích trồng cà phê của tỉnh, theo Sở NNPTNT Đăk Lăk cho hay. Lâm Đồng có 80.000ha cà phê trồng theo các tiêu chuẩn quốc tế và ước tính sản lượng cà phê niên vụ 2021-22 đạt 255.400 tấn. Tại tỉnh Gia Lai, nông dân, các công ty và các cơ quan liên quan đang thắt chặt các mối liên kết để phát triển thương hiệu cho cà phê bản địa.
Bà Nguyễn Thị Phương Mai, phó giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Gia Lai, cho biết cơ quan này sẽ hợp tác với các cơ quan liên quan để hỗ trợ các công ty và HTX sản xuất cà phê, đặc biệt là các loại cà phê hữu cơ và đặc sản. Các công ty và HTX sẽ được cung cấp hỗ trợ đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn và tiếp cận các thị trường mới, phát triển thương hiệu và mở rộng liên kết. tỉnh ưu tiên cho vay các điều khoản ưu đãi cho các công ty nâng cấp công nghệ để cải thiện chất lượng và giá trị cà phê.
Theo VNS
Bình luận