Nestle nhấn mạnh rằng một loạt các chiến lược tái sinh nông nghiệp là rất quan trọng để giải quyết các thách thức bền vững và sản xuất cà phê tại Đông Nam Á. Chi tiết về các chiến lược này được đề cập trong báo cáo đầu tiên về Nescafe Plan 2030. Được công bố lần đầu vào năm 2018 với trọng tâm là các thị trường sản xuất cà phê chính, rất nhiều trong số này nằm tại châu Á, bao gồm Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan và Philippines.
Trong số đó, các thị trường Đông Nam Á là Indonesia và Việt Nam được nhìn nhận là nằm trong top 7 thị trường mà Nestle thu mua tới 90% nguồn cung cà phê của hãng, thúc đẩy lòng nhiệt thành của Nestle đối với đảm bảo sản xuất cà phê bền vững. “Báo cáo tiến độ kế hoạch Nestle 2030 cho thấy tiềm năng của nông nghiệp tái sinh để giúp hoạt động sản xuất nông nghiệp trở nên bền vững hơn về dài hạn và chúng tôi muốn hỗ trợ nông dân trong quá trình chuyển đổi này, bao gồm mang đến cho họ các bí quyết kỹ thuật và công cụ cần thiết để tăng năng suất và thu nhập trong khi vẫn giúp giảm phát thải carbon”, theo lãnh đạo đơn bị kinh doanh chiến lược của Nestle Coffee Philipp Navratil phát biểu trong sự kiện truyền thông về báo cáo. “Mỗi địa điểm có những điều kiện và thách thức khác nhau, và chúng tôi vạch ra những chương trình riêng cho mỗi địa điểm – ví dụ tại Indonesia, các hình thái mưa rất dễ chịu tác động của biến đổi khí hậu. “Điều này buộc chúng tôi phải hỗ trợ khả năng phục hồi của nông dân thông qua các biện pháp khác nhau bao gồm tái canh cây cà phê, cải thiện độ phì nhiêu của đất, thúc đẩy phân bón hữu cơ và đa dạng hóa thu nhập với dê và xen canh. “Chúng tôi cũng đang thử nghiệm cơ chế bảo hiểm thời tiết để giảm thiểu tác động của các hình thái mưa khó lường tới thu nhập của nông dân”.
Một trọng tâm lớn được đặt vào tầm quan trọng của các chiến lược đa dạng hóa khác nhau có thể sử dụng cho mỗi thị trường và trong mỗi thị trường, một cách tiếp cận được ủng hộ hoàn toàn bởi Rainforest Alliance – đối tác của Nestle trong sáng kiến tiến hành phân tích tập trung vào tính bền vững và đồng thời công bố các báo cáo riêng rẽ về vấn đề này. “chúng tôi ghi nhận một số xu hướng đáng khích lệ tại một số nước như cải thiện thu nhập, tăng áp dụng các thực hành tái sinh, các cách tiếp cận hội nhập và hơn nữa”, theo lãnh đạo ban thẩm định và định giá Rainforest Alliance Yustika Muharastri. “Tại khu vực ASEAN, phân tích của chúng tôi cho thấy đối với Việt Nam nói riêng, một đặc điểm quan trọng mang lại lợi ích cho người trồng cà phê địa phương là đa dạng hóa thu nhập để tăng cường khả năng phục hồi kinh tế của họ – [vì vậy] mặc dù chi phí sản xuất cao hơn một chút và năng suất giảm nhẹ trên mỗi ha, các chiến lược như xen canh có nghĩa là thu nhập ròng của họ tăng lên”. “Tại Indonesia, chúng tôi ghi nhận mức tăng giá trong năm 2021 không đủ để bù đắp tăng chi phí đầu vào và chi phí lao động cũng như tác động của mưa gió lớn lên năng suất trong suốt thời kỳ ra hoa – nhưng năm 2022 cho thấy năng suất biến chuyển tích cực hơn, cộng với cải thiện về giá đã giúp tăng thu nhập của nông dân”. Nhìn chung, dư xlieuej cho thấy giải quyết một động lực riêng lẻ - như thực hành canh tác hay giá – sẽ thường không đủ và một cách tiếp cận phổ quát hơn, kết hợp nhiều chiến lược khác nhau để tăng năng suất, tối ưu hóa chi phí sản xuất và khuyến khích các thực hành tái sinh là rất cần thiết”.
Các yêu cầu của thực hành nông nghiệp tái sinh
Nescafe Plan 2030 là một phần lớn chiến lược xoay quanh các hoạt động nông nghiệp tái tạo, không chỉ bao gồm các phương pháp xen canh và tích hợp đã nói ở trên mà còn giảm ô nhiễm hóa chất cho đất, được coi là một thành tựu lớn khác. “Một bước phát triển tích cực của nông nghiệp tái tạo là từ chối sử dụng hóa chất nông nghiệp (thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu) tại một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và một số nước khác trong giai đoạn 2018-2022”, báo cáo cho hay. “Một phần nguyên nhân xuất phát từ chi phí các đầu vào này tăng, ngoài ra còn do sự phổ biến hơn của các giống cây cà phê kháng bệnh rụng lá cũng như tập huấn nông nghiệp tập trung và các kỹ thuật quản lý vật hại và cỏ dại an toàn hơn”.
Theo Food Navigator Asia
Bình luận