Cà phê/Ca cao

Biến đổi khí hậu đang dịch chuyển sản xuất cà phê ra sao?

0

Nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới Brazil đang chuyển dịch sang loại cà phê Robusta vị mạnh hơn và đắng hơn, vốn chống chịu nhiệt độ cao tốt hơn cà phê Arabica – một dấu hiệu cho thấy biến đổi khí hậu đang tác động lên các thị trường toàn cầu và định hình những xu hướng khẩu vị phổ biến. Brazil là nước sản xuất cà phê Arabica lớn nhất thế giới nhưng sản lượng cà phê Arabica của nước này đã đi ngang trong 5 năm qua. Trong khi đó, sản lượng cà phê Robusta của Brazil – loại cà phê trồng ở vĩ độ thấp hơn và thị trường coi là có chất lượng kém hơn – tăng vọt và thu hút ngày càng nhiều khách hàng quốc tế.

Sản lượng cà phê Robusta Brazil liên tục tăng đang thách thức vị thế thống trị thị trường Robusta lâu nay của Việt Nam, đồng thời thắt chặt thị phần của các nước sản xuất nhỏ hơn, khiến sản xuất tập trung tại ngày càng ít khu vực hơn và khiến giá cà phê càng trở nên dễ tổn thương trước các hiện tượng thời tiết cực đoan. Điều này cũng dần dần làm thay đổi khẩu vị cà phê toàn cầu trong những năm tới do tăng tỷ trọng sử dụng cà phê robusta có hàm lượng caffeine cao hơn và vị mạnh hơn, vốn sử dụng rộng rãi cho sản xuất cà phê hòa tan, đưa cà phê Robusta vào những công thức cà phê rang xay đắt đỏ hơn hiện đang do cà phê Arabica thống trị.

Bất kể khẩu vị của bạn là gì, Enrique Alves, một nhà khoa học chuyên về giống cà phê tại trung tâm nghiên cứu công nghệ nông nghiệp Brazil Embrapa, cho rằng có thể nhờ cà phê Robusta, tách cà phê chúng ta thưởng thức hàng ngày sẽ không bao giờ mất đi khi trái đất nóng lên. “Cà phê Robusta khỏe mạnh và năng suất hơn cà phê Arabica”, ông cho biết thêm. “Với mức độ công nghệ tương đương, năng suất cà phê Robusta cao gấp 2 lần cà phê Arabica”.

Hai giống cà phê đang thống trị thị trường thế giới này khá trái ngược nhau. Cà phê Arabica chiếm khoảng 60% tổng sản lượng, nhìn chung có vị ngọt hơn và hương vị phong phú hơn, có giá gấp đôi cà phê Robusta. Cà phê Robusta có thể kém tinh tế hơn nhưng cho năng suất cao hơn nhiều và chống chịu tốt hơn với nhiệt độ tăng và trở thành lựa chọn ngày càng hấp dẫn cho nông dân Brazil – những người đang sản xuất 40% sản lượng cà phê toàn cầu. “Thế giới sẽ sử dụng rất nhiều cà phê Robusta trong thời gian tới, tôi chắc chắn về điều đó”, theo ông Carlos Santana, lãnh đạo mảng giao dịch cà phê của Eisa Interagricola, một đơn vị của ECOM, một trong những nhà giao dịch hàng hóa nông sản lớn nhất thế giới. Các nhà rang xay toàn cầu cũng đang tăng cường thử nghiệm việc tăng sử dụng cà phê Robusta Brazil (conillon), trong cả công thức cà phê rang xay và hòa tan. “Cà phê Robusta đang dần dành vị thế vững chắc hơn trong giới rang xay toàn cầu”.

Thời khác, rang xay khác

Brazil đã tăng 20% sản lượng cà phê Robusta lên 20,2 triệu bao loại 60kg trong 3 niên vụ qua, theo dữ liệu Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Trong khi đó, sản lượng cà phê Robusta của Việt Nam giảm 5% xuống còn 28 triệu tấn trong cùng kỳ so sánh. Vị thế đứng đầu thế giới về sản lượng cà phê Robusta của Viêt Nam hiện vẫn vững chắc: xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 23,6 triệu bao loại 60kg trong niên vụ trước so với mức 4,9 triệu bao của nước sản xuất cà phê Robusta lớn thứ 2 thế giới Brazil.

Nhưng tình hình đang thay đổi trên thị trường thế giới cho Brazil. Thông thường một lượng lớn cà phê Robusta đổ vào thị trường tiêu thụ nội địa với hơn 13 triệu bao hàng năm nhưng Brazil đang dần có nguồn cung thặng dư xuất khẩu ngày càng dồi dào. Cho tới năm 2021, một lượng lớn cà phê Brazi đã nằm trong các kho chứng nhận từ Sàn giao dịch tương lai ICE châu Âu – thị trường giải pháp cuối cùng cho lượng cà phê dư thừa mà không có người mua quốc tế. Dữ liệu từ Cecafe, hiệp hội xuất khẩu cà phê Brazil, cho thấy trong các năm 2018, 2019, 2020, khoảng 20 – 50% xuất khẩu cà phê Robusta Brazil tới Hà Lan, Bỉ và Anh – tức gần như toàn bộ các điểm đến của nguồn cà phê Robusta của sàn giao dịch nói trên. Ngược lại, trong 12 tháng tính tới tháng 5 vừa qua, chỉ có 2% đến đó, với Mexico và Nam Phi trong số các quốc gia nhập khẩu nhiều robusta Brazil hơn, ràng buộc đối với các nhà rang xay biến hạt xanh thành cà phê phối trộn bán lẻ. “Hàng ngày lại có thêm một nhà rang xay đến với cà phê Robusta Brazil (conillon)”, một nhà giao dịch cà phê cấp cao tại một nhà giao dịch ở Thụy Sĩ cho hay.

Cà phê Arabica trước cú tạt thời tiết

Sự thống trị của cà phê Robusta Việt Nam dựa trên nền tảng năng suất trung bình cao hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh, khoảng 2,5 tấn/ha. Ấn Độ chẳng hạn, có năng suất cà phê Robusta trung bình chỉ khoảng 1,1 tấn/ha. Nhưng Brazil đã có khoảng 2 thập kỷ để cải thiện chất lượng, hương vị và khả năng kháng cự điều kiện bất lợi cho cà phê Robusta, năng suất tăng 300% và nước này đang trở nên cực kỳ cạnh tranh. Hiện năng suất cà phê Robusta Brazil tương đương năng suất trung bình của Việt Nam và nông dân Brazil tin rằng vẫn có tiềm năng tiếp tục tăng năng suất.

Luiz Carlos Bastianello, một nông dân trồng cà phê Robusta từ Espirito Santo, cho biết các vườn cà phê thương phẩm hiện có năng suất cao kỷ lục có thể đạt 12 tấn/ha. Espirito Santo liên tục dẫn vị thế hàng đầu về chất lượng cà phê Robusta. “Chúng tôi đã liên tục cải thiện chất lượng trong 18 năm qua”, theo Bastianello, lãnh đạo một trong những HTX của Espirito Santo, Cooabriel. Ông cho biết thêm một số giống cà phê Robusta đang trồng tại Brazil được lai tạo đặc biệt để tăng khả năng kháng cự điều kiện cực doan và đặc biệt phù hợp với thời tiết khô, ấm.

Về sản lượng cà phê Arabica, nông dân Brazil đnag tăng cường giữ hàng bởi thời tiết cực đoan như đợt lạnh gần đây ước tính gây thiệt hại khoảng 11% diện tích trồng cà phê Arabica. Trong 4 năm qua, sản lượng cà phê Arabica tại Brazil chỉ tăng 6% giữa năm cao và năm thấp, hầu như đi ngang nếu tính theo các vụ cùng chu kỳ, theo USDA.

Sầu riêng và macadamia của Việt Nam

Vicofa, hiệp hội cà phê và cacao Việt Nam, cho biết sản lượng cà phê Robusta có thể tiếp tục giảm trong những niên vụ tới do nông dân tăng cường xen canh với cây ăn quả, cây cho hạt và rau. “Đất đai có hạn và sầu riêng, macadamia có lợi nhuận cao hơn”, theo ông Trần Đình Trọng, giám đốc HTX Công Bằng tại tỉnh Đăk Lăk. Ông Nguyễn Quang Bình, chuyên gia độc lập tại Việt Nam, cho biết một số nhà rang xay, bao gồm Nestlé, đã thay thế một phần cà phê Robusta Việt Nam bằng cà phê Robusta Brazil (conillon) trong niên vụ hiện nay. Nestlé, một trong những khách hàng lớn nhất trên thị trường cà phê thế giới, đang tiêu 700 triệu USD vào Mexico – một trung tâm xuất khẩu cà phê hòa tan khác – để hiện đại hóa và mở rộng các nhà máy cà phê.

Dữ liệu của Cecafe cho thấy Mexico đã tăng gần gấp 4 lần kim ngạch nhập khẩu cà phê Robusta Brazil (conillon) trong 4 năm qua. Nestlé từ chối bình luận về thực tế sử dụng cà phê Robusta Brazil (conillon) trong các nhà máy tại Mexico.

Theo Reuters

Admin

Biến đổi khí hậu có thể khiến tách cà phê của bạn đắt hơn, đắng hơn

Bài trước

Nestle: Cần đa dạng hóa chiến lược nông nghiệp để giải quyết các thách thức bền vững tại Đông Nam Á

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cà phê/Ca cao