Cà phê/Ca cao

2020: Nông dân trồng cà phê mất mùa, mất giá

0

Nông dân trồng cà phê tại Tây Nguyên đang bước vào vụ thu hoạch trong nỗi lo giá cà phê tiếp tục ở mức thấp, trong khi chi phí sản xuất đang tăng. Nhiều địa phương dang cần nhắc một mô hình sản xuất mới để tăng năng suất cà phê,

Người trồng cà phê không có lợi nhuận

Hiện cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên bắt đầu chín, và nông dân đang hối hả thu hoạch cà phê. Do thời tiết bất lợi, năng suất cà phê tại một số khu vực giảm mạnh. Đồng thời, giá cà phê năm 2020 ở mức thấp. Trong lúc tập trung thu hoạch những cây cà phê cuối cùng trong vườn, ông Phạm Tiến, một nông dân tại xã Quảng Tiến, huyện Cu M'gar tại tỉnh Đắk Lăk, cho biết gia đình ông có gần 1ha đất trồng cà phê từ năm 1998 tới nay. Mặc dù ông đã đầu tư và chăm sóc vườn cà phê cẩn thận nhưng vẫn không đạt năng suất kỳ vọng trong những năm gần đây. Những năm trước, ông thu hoạch tới 3 tấn cà phê nhưng năm nay ông chỉ thu được 2 tấn. Sản lượng cà phê không thể bù đắp chi phí đầu tư và nỗ lực chăm sóc vườn cà phê cả năm của ông.

Chia sẻ cùng tình hình, ông Nguyễn Hoàng Vũ, một nông dân tại xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk, cho biết gia đình ông có 1,5ha cà phê. Năm nay, sản lượng cà phê giảm tới gần 30% nên ông chỉ có thể thu hoạch chưa đầy 3 tấn. Trung bình, chi phí hàng năm cho thủy lợi, phân bón và nhân công là 50 – 60 triệu đồng/ha. Trong đó, chi phí nhân công và phân bón tăng hàng năm nhưng giá cà phê tiếp tục neo ở mức thấp, khiến nông dân không thể sản xuất có lời hoặc thậm chí có đủ tiền để tái đầu tư dài hạn cho vườn.

Tại tỉnh Lâm Đồng, một diện tích lớn cà phê đã được tái canh và ghép cành để tăng năng suất trong những năm gần đây. Tuy nhiên, giá cà phê đứng yên ở mức thấp trong nhiều năm nên nhiều người không còn coi đây là cây trồng ưu tiên. Ông Nguyễn Văn Hoàng, một nông dân tại xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà tại tỉnh Lâm Đồng, mới thu hoạch 1,7ha cà phê với năng suất khoảng 6 tấn cà phê tươi. So với những năm trước, sản lượng và năng suất tăng mạnh nhờ diện tích cà phê ghép cành. Tuy nhiên, niềm vui xen lẫn lo lắng bởi ngay sau khi cà phê thu hoạch, người bán phân bón đến thu mua cà phê với giá chỉ 33.000 đồng/kg. Sau khi giảm chi phí phân bón thì người nông dân không còn gì nhiều. Ông Hoàng cho biết đầu tư nặng nhất là 4 lần bón phân, với chi phí khoảng 90 triệu đồng và chi phí thuê nhân công thu hoạch cà phê cuối vụ là 25 triệu đồng. Nếu ông thuê nhân công chăm sóc vờn và nhổ cỏ thì sản lượng thu hoạch sẽ không đủ bù đắp chi phí sản xuất. Để vượt qua giai đoạn khó khăn, ông Hoàng chuyển sang trồng rau trên diện tích 0,4ha. Tuy nhiên, hiệu quả không cao và chỉ đủ cho ông ăn tiêu hàng ngày.

Thúc đẩy hỗ trợ tái canh cà phê

Theo bà Vũ Thị Thanh Bình, chi cục phó Chi cục BVTV tại tỉnh Đăk Lăk, diện tích trồng cà phê trên toàn tỉnh khoảng 203.000ha, với sản lượng cà phê niên vụ 2019 – 2020 ước đạt 465.000 tấn. Tuy nhiên, do diện tích vườn cà phê già cỗi nhiều, thời tiết bất lợi và hạn hán kéo dài, sản lượng cà phê giảm mạnh hơn dự báo.

“Hiện các sản phẩm cà phê hữu cơ được thị trường ưa chuộng. Trên địa bàn tỉnh, nhiều doanh nghiệp chế biến sâu đã liên kết với nông dân để mua cà phê hữu cơ với mức gia cao hơn giá thị trường. Hướng đi này giúp nông dân giảm chi phí lao động”, bà Bình cho hay.

Trong những năm gần đây, tỉnh Lâm đồng là một điểm sáng về triển khai tái canh, phần nào giảm áp lực gây ra từ giá cà phê thấp. Ông Nguyễn Văn Châu, phó giám đốc Sở NNPTNT, cho biết nhờ ghép cành và tái canh hơn 73.180ha cây cà phê, năng suất cà phê trung bình đã tăng từ 2,61 tấn/ha năm 2012 lên 3,25 tấn/ha hiện nay. Toàn tỉnh hiện có 174.142ha cây cà phê với sản lượng 516.602 tấn. “Trong những năm gần đây, tỉnh đã khuyến khích nông dân trong khu vực khan hiếm nước và địa hình sạt lở chuyển sang các cây trồng khác nhưng vẫn đảm bảo diện tích cà phê theo kế hoạch trồng trọt hàng năm. Về dài hạn, tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân xen canh với cây ăn quả, như bơ, sầu riêng, macadamia và măng cụt, để tăng thu nhập đồng thời phát triển cây tạo bóng râm, hỗ trợ sinh trưởng cho cây cà phê”, ông Châu phân tích.

Theo SGGP 

Admin

Ngành cà phê việt Nam cần phát triển bền vững để đạt mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD tới năm 2030

Bài trước

Ngành cà phê đối mặt với nhiều khó khăn phía trước

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cà phê/Ca cao