0

Xuất khẩu cà phê giảm cả về lượng và giá trị trong năm 2020 do nhiều khó khăn dự báo vẫn còn tiếp diễn trong thời gian tới, theo các chuyên gia ngành nhận định.

Theo ông Nguyễn Việt Hải, phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam (Vicofa) trong cuộc họp tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 15/1 cho biết, trong niên vụ 2019 – 2020, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,61 triệu tấn, với giá trung bình 1.740 USD/tấn, giá trị xuất khẩu đạt 2,8 tỷ USD, giảm 5% về lượng, 0,4% về giá và 5,23% về giá trị so với niên vụ trước. Lượng xuất khẩu cà phê chế biến (rang xay và cà phê hòa tan) giảm hơn 17% xuống còn 110.000 tấn, giá trị xuất khẩu giảm 8,7% xuống còn hơn 443 triệu USD. Ông Hải nhấn mạnh giá cà phê vẫn không ổn định, dẫn tới sản lượng thu mua từ nông dân trong niên vụ 2020 – 2021 giảm. Cà phê tươi hiện có giá 6,7 – 6,9 triệu đồng/tấn (289 – 298 USD/tấn) và cà phê nhân xanh có giá 32 – 32,5 triệu đồng/tấn, tiếp tục đặt ra nhiều khó khăn cho nông dân trồng cà phê.

Phó chủ tịch Vicofa Lương Văn Tự cho biết các chuyên gia dự báo thị trường cà phê có thể phục hồi trong thời gian tới nhưng rất chậm do đại dịch COVID-19 vẫn phức tạp và nhiều khu vực trên thế giới vẫn chưa nối lại các hoạt động du lịch. Tiêu dùng nội địa vẫn ở mức thấp hơn kỳ vọng do nhiều quán cà phê buộc phải đóng cửa do thiếu khách.

Đồng thời, sản xuất cà phê cũng hứng chịu tác động của nhiều cơn bão mạnh, biến đổi khí hậu, vườn cây già cỗi. Đối mặt với thực tế đó, Vicofa đã tiến hành nhiều chương trình nhằm nâng cao hiệu quả ngành, ông Tự cho biết thêm Hiệp hội sẽ đẩy mạnh tái canh cà phê, tăng hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cơ hội xuất khẩu theo Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đồng thời thúc đẩy xuất khẩu cà phê chế biến có giá trị cao. Các nỗ lực cũng sẽ được triển khai để kích cầu thị trường nội địa, vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Về phần mình, ông Thái Như Hiệp, giám đốc công ty cà phê Vĩnh Hiệp, cho rằng Việt Nam hiện có nhiều cơ hội mở rộng sự hiện diện trên các thị trường chính như EU. Nhật Bản, Hàn Quốc nhờ các FTAs. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh để tận dụng các cơ hội này, ngành cà phê cần tiêu chuẩn hóa hoạt động trồng, thu hoạch, chế biến và đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng các yêu cầu của nhà xuất khẩu. Trên thị trường nội địa, các tiêu chuẩn chất lượng cụ thể cũng cần thiết để khác biệt hóa cà phê và các sản phẩm cà phê, cùng các nông sản khác, nhằm tạo ra cạnh tranh công bằng và có một văn hóa cà phê thực thụ.

Theo  VNA

Admin

Ngành cà phê việt Nam cần phát triển bền vững để đạt mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD tới năm 2030

Bài trước

2020: Nông dân trồng cà phê mất mùa, mất giá

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cà phê/Ca cao