0

Cuộc xung đột Nga – Ukraine đang gây ra chồng chất khó khăn cho các nhà xuất khẩu nông nghiệp – những người đang nỗ lực xoay xở tìm giải pháp hạn chế rủi ro do các gián đoạn giao hàng từ tình trạng xung đột leo thang như hiện nay.

Trong tuần qua, Bộ NNPTNT đã tổ chức một số cuộc họp với các bộ ban ngành liên quan, các nhà xuất khẩu và các chuyên gia nhằm tìm kiếm giải pháp cho các nhà xuất khẩu đang găp khó khăn do gián đoạn giao hàng và thanh toán do cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine. Năm 2021, Bộ NNPTNT báo cáo doanh thu xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam sang Nga đạt 550 triệu USD, bao gòom 164 triệu USD các sản phẩm thủy sản, 173 triệu USD cà phê và 61,8 triệu USD hạt tiêu và hạt điều.

Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) 1 tuần trước đã gửi đề xuất tới Bộ NNPTNT về giảm mục tiêu giá trị xuất khẩu điều năm 2022 từ mức ban đầu là 3,8 tỷ USD xuống 3,2 tỷ USD do các bất ổn địa chính trị. “Tất cả các đối tác của chúng tôi tại Nga và Ukraine đã ngừng ký hợp đồng mới mặc dù trước đó đều hứa hẹn sẽ có các đơn hàng mới. Đồng thời, chúng tôi cũng không dám ký các đơn hàng như vậy vì có quá nhiều rủi ro”, theo ông Nguyễn Ngọc Vân, phó tổng giám đốc một doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hạt điều tại tỉnh miền nam Bình Phước cho hay.

Không có hãng vận tải nào vận chuyển hàng hóa tới các nước này, đồng thời hoạt động thanh toán của doanh nghiệp với các đối tác tại các thị trường này thông qua hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT bị tạm ngừng do Nga bị loại khỏi hệ thống này, ông Vân chia sẻ. “Chúng tôi tạm ngừng giữ các hàng theo một số hợp đồng đã ký tại các cảng ở châu Âu. Nếu không có gì thay đổi, chúng tôi sẽ phải lấy hàng về và chấp nhật chi phí đọi lên tới hàng trăm ngàn USD”.

Tổng thư ký Vinacass Đặng Hoàng Giang cho biết tất cả các chuyến hàng đã khởi hành từ Việt Nam sang Nga và Ukraine hiện không thể thâm nhập trực tiếp vào các nước này mà phải chờ tại các cảng của Đức hoặc Hà Lan. “Tình hình này làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp tại cảng”, ông Giang cho biết. “Mặc dù giá trị xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang Nga năm 2021 trị giá 61,8 triệu USD, thấp hơn nhiều so với các nguồn xuất khẩu khác sang Nga, tình hình sẽ gây ra hiệu ứng lan tỏa sang các thị trường khác và tác động tới giá thu mua điều thô của Việt Nam do tháng này, Việt Nam bắt đầu bước vào vụ thu hoạch chính”.

Giải quyết các khó khăn

Trong khi đó, các hiệp hội khác như Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cũng đang làm việc với các công ty thành viên đang xuất khẩu sang phẩm sang hai thị trường này, yêu cầu các công ty báo cáo tình hình để có thể thảo luận các giải pháp khả thi.

Ông Phan Minh Thông, chủ tịch kiêm tổng giám đốc công ty xuất khẩu nông sản là tập đoàn Phúc Sinh cho biết công ty hàng năm tạo ra doanh thu 30 triệu USD từ xuất khẩu sang Nga, bao gồm 3 triệu USD xuất khẩu trực tiếp sang thị trường này và phần còn lại là nhờ xuất khẩu qua các nước thứ 3. Tình hình hiện tại đang làm ngừng toàn bộ giao dịch của nhiều công ty như Phúc Sinh với các đối tác trên cả hai thị trường này. “Để giảm rủi ro và thua lỗ, chúng tôi buộc phải thu hồi các lô hàng xuất khẩu và dỡ các lô hàng ở các cảng trung chuyển. Chúng tôi có thể bán hàng chưa giao thành công tới Nga sang các thị trường khác có giá hàng hóa tăng vọt do nhu cầu tăng”, ông Thông cho hay. “Chúng tôi cũng đang tìm các giải pháp để hàng hóa đang mắc kẹt do khó khăn về thanh toán”.

Ngoài nông sản, Việt Nam còn xuất khẩu điện thoại di động, các sản phẩm điện tử và các bộ phận xe hơi sang Nga và Ukraine đều chịu tác động của cuộc xung đột này. Văon phòng Kinh doanh Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết cơ quan này đang làm việc với các công ty và các cơ quan chức trách để giúp thuận lợi hóa xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài này.

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga hơn 1 tuần trước đã gặp gỡ các doanh nghiệp Việt Nam tại nước này nhằm tìm kiếm các giải pháp thích ứng với tác động của cuộc khủng hoảng. Một số khuyến nghị cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam nên giảm quy mô kinh doanh và theo dõi diễn biến của tình hình, trong khi một số khác đề xuất hạn chế sử dụng các ngoại tệ. Nhiều người cũng cho rằng chính phủ Việt Nam nên áp dụng các phương thức thanh toán tiện lợi vơi sNga để giúp các doanh nghiệp giảm thiểu rủi rov à duy trì hoạt động ổn định tại quốc gia này.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) cũng yêu cầu các ngân hàng thương mại tại Việt Nam thông báo về tình hình hợp tác với các tổ chức tại Nga. Theo SBV, hệ thống ngân hàng thương mại đang đối mặt với tác động tiêu cực của cuộc xung đột, đặc biệt là các ngân hàng hiện liên kết hoặc trực tiếp hợp tác với các thể chế tài chính Nga. SBV kêu gọi các ngân hàng nhanh chóng báo cáo về tình hình hợp tác với thị trường Nga, bao gồm các hoạt động đại lý, phương thức thanh toán, các dự án thầu, các thách thức lớn và nêu lên các vấn đề. “Một phân tích chuyên sâu về cách các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga có thể tác động lên các giao dịch của khách hàng, đặc biệt là các khoản vay hiện hành, cũng có thể được đưa ra”, SBV nhấn mạnh. “Đồng thời, các ngân hàng phải chuẩn bị các kế hoạch chiến lược dỡ bỏ các vướng mắc hiện nay và có thể xảy ra với các đối tác Nga”.

Hậu khủng hoảng

Tại cuộc họp chính phủ, thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo nhóm công tác đặc biệt thích ứng với các tác động gây ra bởi cuộc xung đột Nga – Ukraine.

Bộ Công thương báo cáo cho biêts trong năm 2021, tổng giá trị xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga đạt 7,3 tỷ USD, bao gồm 4,5 tỷ USD xuất khẩu từ Việt Nam và chỉ chiếm 1,33% tổng giá trị xuất khẩu 336,31 tỷ USD của Việt Nam. Trong 2 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đạt thặng dư thương mại 109,1 triệu USD từ Nga, bao gồm 555,3 triệu USD, tương đương chỉ 1,3% tổng giá trị xuất khẩu 53,79 tỷ USD từ Việt Nam – tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2021 Việt Nam cũng đã nhập khẩu các hàng hóa từ Nga với giá trị 446,2 triệu USD, tương đương chỉ 0,8% tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam ở mức 54,73 tỷ USD – tăng 15,9% trong cùng kỳ so sánh.

Đối với Ukraine, năm 2021, giá trị thương mại giữa hai nước đạt 720,5 triệu USD, tăng 51% so với năm 2020. Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Ukraine là máy tính và giày cùng các hàng hóa khác. Trong 2 tháng đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Ukraine đạt 57,5 triệu USD và giá trị nhập khẩu đạt 8,4 triệu USD, nghĩa là thặng dư thương mại đạt 49,1 triệu USD.

Theo Bộ Công thương, Việt Nam sẽ trải qua các tác động về sản xuất, thương mại, logistics, và thanh toán do cuộc khủng hoảng này gây ra. Hợp tác của các doanh nghiệp với Nga, Ukraine, Belarus và các thị trường liên quan cũng sẽ chịu tác động. Tất cả các công ty vận chuyển đều từ chối giao hàng từ Việt Nam sang Nga và Ukraine, trong khi cước phí vận chuyển tăng cao do chậm trễ giao hàng. Các lệnh trừng phạt lên vận tải hàng không cũng buộc các hãng hàng không lựa chọn các tuyến đường bay thay thế, làm tăng chi phí và gánh nặng lên hệ thống logistics toàn cầu cũng như giá sản phẩm. Một số doanh nghiệp đã bắt đầu tăng chi phí vận chuyển và có thể khiến họ không thể kinh doanh có lời.

Ngành gỗ Việt Nam và hàng ngàn doanh nghiệp liên quan được cho là sẽ đối mặt hàng loạt thách thức do hàng năm họ phải nhập khẩu một lượng lớn gỗ nguyên liệu – bao gồm gỗ bạch dương, gỗ sồi và ván ép – từ Nga để sản xuất tại Việt Nam. Gỗ sồi của Nga chiếm hơn 85% tổng kim ngahcj nhập khẩu gỗ xẻ từ Nga. Nhập khẩu gỗ sồi Nga vào Việt Nam tăng từ 1.000m3 năm 2018 lên khoảng 103.000m3 trong năm 2021. Nhiều khách hàng tại Mỹ và châu Âu – các thị trường nhập khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam – có thể chú ý tới các sản phẩm có nguyên liệu từ Nga. Hiện họ vẫn chưa tẩy chay các sản phẩm này và ngành gỗ Việt Nam vẫn đang theo dõi sát sao diễn biến tình hình thực tế.

Nhiều ý kiến cho rằng hiện là thời gian ngành gỗ Việt Nam có các giải pháp để thay thế nguồn gỗ nguyên liệu tại Nga bằng nguồn gỗ từ các thị trường khác. Các doanh nghiệp cần thảo luận với các nhà nhập khẩu nước ngoài về các nguồn cung tiềm năng thay thế. Ví dụ, chúng ta có thể thúc đẩy nhập khẩu các nguyên liệu thô, từ các thị trường châu Âu như Hà Lan nhưng sẽ phải đối mặt với giá cao hơn. Hơn nữa, chính phủ Việt Nam cần có chương trình lớn hơn nhằm tăng diện tích trồng rừng về dài hạn để tăng nguồn cung nội địa. Bên cạnh đó, các chính sách và cơ chế cũng cần phải thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào trồng rừng tại Việt Nam.

Một rủi ro khác đang đe dọa nghiêm trọng ngành gỗ là sự leo thang giá nhiên liệu, đang chồng chất thêm khó khăn cho các doanh nghiệp và các nhà xuất khẩu. Do đó, xuất khẩu gỗ Việt Nam sang các thị trường nước ngoài sẽ chịu tác động nghiêm trọng, không giống các loại hàng hóa khác, các sản phẩm gỗ có kích thước lớn nhưng giá trị thấp và phải dùng nhiều container để vận chuyển.

Theo  VIR

Admin

Vấn đề của Nga với Thỏa thuận ngũ cốc biển Đen là gì?

Bài trước

Nông nghiệp Ukraine sẽ ra sao trong năm 2023?

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc