0

Tổng thống Vladimir Putin trong tháng 6/2023 cho biết Nga đang cân nhắc rút ra khỏi Thỏa thuận ngũ cốc biển Đen khi ông cáo buộc phương Tây lừa dối Nga vì nước này vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi đưa các hàng hóa nông sản ra thị trường thế giới. Ông Putin cho hay ông sẽ thảo luận về tương lai thỏa thuận ngũ cốc này khi gặp các lãnh đạo châu Phi.

Gói thỏa thuận

Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò trung gian cho Sáng kiến Ngũ cốc biển Đen hồi tháng 7/2022 để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng thực phẩm toàn cầu ngày càng tồi tệ khi cuộc tấn công của Nga vào Ukraine khiến hàng loạt cảng tại biển Đen bị phong tỏa. Sáng kiến này cho phép thực phẩm và phân bón được xuất khẩu từ 3 cảng của Ukraine - Chornomorsk, Odesa và Pivdennyi (Yuzhny). Sáng kiến này đã được gia hạn thêm 3 lần, gần đây nhất là cho tới ngày 17/7. Gần 32 triệu tấn ngũ cốc, phần lớn là ngô và lúa mỳ, cho tới này đã được Ukraine xuất khẩu theo thỏa thuận này. Sáng kiến này cũng cho phép xuất khẩu ammonia – một nguyên liệu chính cho sản xuất phân đạm – nhưng hiện chưa lô hàng ammonia nào được giao thành công. Để thuyết phục Nga đồng ý với sáng kiến này, một hiệp ước kéo dài 3 năm đã được ký kết vào tháng 7/2022, theo đó Liên Hợp Quốc đồng thuận hỗ trợ Nga vượt qua mọi chướng ngại trong xuất khẩu thực phẩm và phân bón. Trong khi xuất khẩu thực phẩm và phân bón của Nga không phải là đối tượng trong các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine tháng 2/2022, chính phủ Nga cho biết những cản trở trong thanh toán, logistics và bảo hiểm đang chặn đường giao hàng của nước này.

Người phát ngôn Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric hồi tuần trước cho biết “những tháng vừa qua đã có những tiến triển đáng kể” trong cải thiện xuất khẩu từ Nga nhưng cho biết thêm “những thách thức vẫn còn nhưng chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để tháo gỡ các vấn đề còn lại”.

Vì sao cần có các thỏa thuận?

Các nước nghèo nhất thế giới đang chịu thiệt hại nặng nề hơn cả khi giá thực phẩm toàn cầu tăng. Chương trình Thực phẩm thế giới (WFP) của UN cảnh báo hồi tháng 3/2022 về khả năng cung cấp thực phẩm cho khoảng 125 triệu người đang gặp đe dọa do 50% ngũ cốc tới từ Ukraine. Giai đoạn 2018 – 2020, châu Phi nhập khẩu 3,7 tỷ USD lúa mỳ (32% tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mỳ của châu Phi) từ Nga và 1,4 tỷ USD lúa mỳ (12%) từ Ukraine. Năm 2022, UN cho biết 36 quốc gia dự vào Nga và Ukraine cho hơn 50% nguồn cung nhập khẩu lúa mỳ, bao gồm một số nước nghèo nhất và dễ chịu tổn thương nhất, bao gồm Lebanon, Syria, Yemen, Somalia và Congo. Theo thỏa thuận ngũ cốc biển Đen, hơn 625.000 tấn ngũ cốc cho tới nay đã được WFP giao cho các tổ chức cứu trợ tại Afghanistan, Ethiopia, Kenya, Somalia và Yemen. Năm 2022, hơn một nửa lượng lúa mỳ ngũ cốc WFP thu mua đến từ Ukraine.

Những than phiền của Nga

Ông Putin cho rằng Nga bị phương Tây lừa đối khi xuất khẩu của nước này vẫn đối mặt nhiều vấn đề. Mỹ bác bỏ cáo buộc của Nga. Đại sứ Mỹ tại UN Linda Thomas-Greenfield cho biết: “Nga đang xuất khẩu ngũ cốc và phân bón ở mức tương đương, thậm chí cao hơn, mức trước khi cuộc chiến bị đẩy lên mức cao nhất”. Ông Putin cho hay Nga chỉ đồng ý thỏa thuận vì lợi ích của các nước châu Phi và Mỹ Latin nhưng chỉ khoảng 3,2 – 3,4% ngũ cốc tới được những nước nghèo nhất thế giới, trong khi 40% tới các nước giàu.

Theo dữ liệu của UN, khoảng 3% xuất khẩu theo thỏa thuận biển Đen tới các nước thu nhập thấp, trong khi các nước thu nhập cao giành tới khoảng 44% và phần còn lại dành cho các nước thu nhập trung bình. UN luôn tuyên bố rằng thỏa thuận này là một dạng thỏa thuận thwogn mại và không nhằm mục đích hoàn toàn nhân đạo, nhưng nó mang lại lợi ích cho các nước nghèo hơn bằng cách giúp giảm giá lương thực trên toàn cầu.

Các yêu cầu của Nga

Trong một bức thư gửi tới UN tháng 3/2023, Nga tuyên bố các yêu cầu để tiếp tục tham gia hợp tác trong thỏa thuận ngũ cốc: - Nga muốn Ngân hàng Nông nghiệp Nga (Rosselkhozbank) tái kết nối với hệ thống thanh toán SWIFT. Ngân hàng này bị ngắt kết nối SWIFT do EU thực hiện từ tháng 6/2023 do cuộc tấn công của Nga vào Ukraine. Một người phát ngôn của EU cho biết khối này không cân nhắc tới việc kết nối lại với bất cứ ngân hàng Nga nào. Sau một vòng đàm phán, UN đạt được thỏa thuận với JPMorgan Chase & Co dsdeer bắt đầu xử lý một số khoản thanh toán cho xuất khẩu ngũ cốc từ Nga với các khoản đảm bảo từ chính phủ Mỹ. UN cũng đang làm việc với Ngân hàng Xuất nhập khẩu châu Phi (Afreximbank) để tạo ra cơ chế giúp xử lý các giao dịch cho xuất khẩu ngũ cốc và phân bón từ Nga sang châu Phi.

Nga muốn nối lại xuất khẩu ammonia biển Đen qua một đường ống từ Togliatti của Nga tới cảng Pivdennyi của Ukraine. Đường ống này, bơm tới 2,5 triệu tấn ammonia hàng năm, đã bị ngừng hoạt động do chiến tranh. Tháng 9/2023, Reuters đưa tin UN đã đề xuất rằng nhà sản xuất phân bón Uralchem bán ammonia tới nhà giao dịch hàng hóa có trụ sỡ tại Mỹ là Trammo khi luồng ammonia chạm tới biên giới Nga – Ukraine trên đường ống. Cho tới khi đường ống ammonia hoạt động trở lại, Nga cho biết sẽ hạn chế số tàu được phép tới cảng Pivdennyi theo thỏa thuận ngũ cốc biển Đen. Dữ liệu UN cho thấy không có tàu nào cập cảng Pivdennyi trong hơn 1 tháng qua.

Tuần trước, Nga cáo buộc các lực lượng Ukraine đã cho nổ một phần đường ống – đường ống chuyên chở ammonia dài nhất thế giới, tại vùng Kharkiv của Ukraine. Thống đốc khu vực Ukraine cho biết Nga đã bắn phá đường ống. Không bên nào cung cấp bằng chứng. Hơn 400.000 tấn phân bón Nga cũng bị mắc kẹt tại các cảng của EU sau khi chiến tranh nổ ra, mặc dù các nhà chức trách UN đã đàm phán để giải phóng lượng phân bón này cho thị trường châu Phi sau khi Nga cho biết nước này hiến tặng lượng phân bón này. Nga cũng muốn nối lại các nguồn cung máy móc và linh kiện máy móc linh kiện tới nước này; dỡ bỏ các hạn chế lên bảo hiểm và tiếp cận các cảng cho các tàu và hàng hóa của Nga; và mở khóa các tài khoản, các hoạt động tài chính của các công ty phân bón Nga.

Xuất khẩu ngũ cốc, phân bón Nga

Trong khi xuất khẩu lúa mỳ và một số loại phân bón của Nga tăng kể từ cuộc chiến, xuất khẩu các loại phân bón từ ammonia và potassium lại giảm mạnh. Trong niên vụ 2021-22, Nga xuất khẩu 38,1 triệu tấn ngũ cốc, bao gồm 30,7 triệu tấn lúa mỳ; trong niên vụ 2022-23, ông Putin cho biết Nga dự kiến xuất khẩu khoảng 55- 60 triệu tấn ngũ cốc – có thể là một kỷ lục mới. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, các thị trường xuất khẩu lúa mỳ chính của Nga là Trung Đông và châu Phi, trong khi xuất khẩu tới tất cả các khu vực đều tăng trong giai đoạn 2022-23. Trong khi xuất khẩu urea và phân bón gốc kali diammonium và mononamonium phosphate của Nga tăng, thì xuất khẩu phân bón gốc kali muriate of potash (MOP) giảm tới 37% trong năm 2022, theo dữ liệu thương mại.

Theo Reuters

Admin

Các nước nhập khẩu phân bón châu Á quay lưng với nhà xuất khẩu chủ chốt Trung Quốc do chính sách hạn chế xuất khẩu

Bài trước

Ngành phân bón có triển vọng tươi sáng

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc