Phân bón

Các doanh nghiệp phân bón ghi nhận lợi nhuận giảm do giá bán giảm, chi phí tăng

0

Giá bán giảm và chi phí tăng đang làm giảm lợi nhuận của phần lớn các doanh nghiệp phân bón, sau khi ghi nhận lợi nhuận cao trong những năm trước đây. Giá phân bón giảm mạnh kể từ quý 4/2022. Lợi nhuận của các doanh nghiệp phân bón trong quý 4/2022 giảm mạnh, thậm chí một số công ty ghi nhận thua lỗ, mặc dù lợi nhuận trong cả năm 2022 vẫn tăng với tỷ lệ cao. Lợi nhuận giảm mạnh tiếp diễn trong quý 1/2023.

Trong quý 1/2023, CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) ghi nhận giảm 33% về doanh thu và 85% về lợi nhuận sau thuế so với cùng kỳ năm 2022, xuống lần lwotj 2.730 tỷ đồng và 229 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất trong 7 quý gần nhất. Theo DCM, giá urea trung bình trong quý 1/2023 giảm hơn 32% so với cùng kỳ năm 2022 và chi phí bán hàng tăng là hai nguyên nhân chính dẫn tới suy giảm lợi nhuận.

Vào cuối quý 1/2023, Tập đoàn Hóa chất và Phân bón Dầu khí (DPM) ghi nhận doanh thu 3.290 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ năm 2022; và lợi nhuận sau thuế đạt 262 tỷ đồng, giảm tới 87,6% trong cùng kỳ so sánh. Đặc biệt, giá phân urea giảm tới 44%. Bên cạnh đó, giá khí đốt tăng trong cùng kỳ so sánh dẫn tới giảm doanh thu hàng hóa, dẫn tới giảm lợi nhuận (khí đốt chiếm một phần lớn trong chi phí sản xuất ammonia, nguyên liệu chính trong sản xuất phân bón.

CTCP Phân bón Bình Điền (BFC) thua lỗ 39 tỷ đồng trong quý 1/2023, trong khi doanh thu giảm 48% so với cùng kỳ năm 2022, chỉ đạt mức 1.360 tỷ đồng. BFC cho biết trong quý 1/2023, công ty chủ động giảm giá bán, nên lợi nhuận gộp giảm hơn 73%, doanh số giảm hơn 85.000 tấn, tương đương mức giảm 52% so với cùng kỳ năm 2022. Diễn biến này dẫn tới lợi nhuận giảm mạnh, mặc dù công ty đã chủ động cắt giảm chi phí quản lý và chi phí bán hàng lần lượt là 51% và 44%. Tổng giám đốc BFC Ngô Văn Đông cho biết trong quý 1/2023, giá phân bón giảm mạnh và các đại lý chỉ đặt lấy hàng theo nhu cầu tiêu dùng thực tế, không dự trữ sẵn phân bón trong kho như trước. Do đó, sản lượng và giá bán của công ty không đạt kỳ vọng.

Xuất khẩu phân bón của Việt Nam từ đầu năm 2023 đã gặp áp lực cạnh tranh mạnh do nguồn cung từ Nga và Trung Quốc tăng. Theo Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu phân bón của Việt Nam đạt hơn 537.200 tấn, mang về 232,16 triệu USD, giảm 17% về lượng và 43,6% về giá tri so với cùng kỳ năm 2022. Giảm nhu cầu và tăng tồn kho dẫn tới giảm mạnh giá urea nội địa. Giá urea trong tháng 4 và tháng 5/2023 giảm 30 – 40% so với cùng kỳ năm 2022.

Chứng khoán MB cho biết chính sách hạn chế xuất khẩu phân bón của Nga và Trung Quốc đã được nới lỏng hoặc chuẩn bị hết hiệu lực, nên nguồn cung phân bón tăng và giá phân bón giảm. Giá phân bón có thể giảm và giá dầu thế giới có xu hướng điều chỉnh. Trong bối cảnh đó, các công ty sản xuất và thương mại phân bón đang thận trọng lên kế hoạch kinh doanh cho năm 2023.

CTCP Phân bón và Hóa chất Hà Bắc (DHB) kỳ vọng trong năm 2023, doanh thu sẽ đạt 4.600 tỷ, lợi nhuận sau thuế đạt 931 tỷ đồng, giảm 28% về doanh thu và 47,6% về lợi nhuận so với năm 2022. DPM kỳ vọng doanh thu đạt 17.300 tỷ đồng trong năm 2023, lợi nhuận sau thuế đạt 2.250 tỷ đồng, giảm 8,6% về doanh thu và gần 60% về lợi nhuận so với năm 2022. Xét tới nhu cầu thị trường có xu hướng giảm, nhà máy phân bón Phú Mỹ của DPM lên kế hoạch giảm sản lượng để cân đối với diễn biến nhu cầu. Công ty chứng khoán MB dự báo kết quả kinh doanh của DPM có thể không đạt kế hoạch, doanh thu có thể chỉ đạt 15.120 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2.180 tỷ đồng. Nhà máy phân bón Bình Điền lên kế hoạch doanh thu đạt 7.480 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 220 tỷ đồng, giảm 12% về doanh thu nhưng tăng 18,5% về lợi nhuận so với năm 2022.

Các nhà phân tích cho rằng giá phân bón sẽ tiếp tục giảm trong những tháng đầu năm 2023 nhưng sẽ sớm ổn định trở lại do tồn kho giảm và nhu cầu tăng về chăm sóc đất đai. Khi giá phân bón giảm, nông dân sẽ tăng mua phân bón để bồi dưỡng cho đất sau giai đoạn phải cắt giảm sử dụng phân bón do giá cao trong 2 năm trước đây.

Theo VNS

Admin

Đánh thuế giá trị gia tăng (VAT) 5% vào phân bón sẽ gây khó khăn cho nông dân

Bài trước

Nội các Thái Lan phân bổ 29,9 tỷ Baht cho chương trình phân bón

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Phân bón