Ngũ cốc

Liệu thỏa thuận ngũ cốc của Ukraine có giúp giảm nhiệt cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu?

0

Nga thông báo sẽ nối lại việc tham dự thỏa thuận khơi thông xuất khẩu ngũ cốc từ vùng chiến sự Ukraine sau khi tạm ngừng tham dự hồi cuối tuần vừa qua trong một động thái đe dọa làm trầm trọng thêm nạn đói trên toàn cầu.

Thỏa thuận này đạt được hồi tháng 7, đã tạo ra một hành lang trung chuyển được bảo vệ trên biển, và được thiết kế nhằm giảm nhẹ tình trạng thiếu hụt thực phẩm toàn cầu, khi các khách hàng của Ukraine bao gồm một số nước nghèo nhất thế giới. Các nước đang phát triển như Somalia và Eritrea cũng phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu lúa mỳ từ Nga. Thỏa thuận này dựa trên cơ sở thuận lợi hóa giao các lô hàng thương mại. Dưới đây là một số vấn đề:

Những gì được xuất khẩu?

Thỏa thuận này tạo ra một kênh vận chuyển an toàn cho xuất khẩu từ 3 cảng tại Ukraine và trọng tâm ban đầu là giải phóng các lô hàng bị mắc kẹt trong khu vực chiến sự kể từ sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine tháng 2 vừa qua. Cho tơi snay, khoảng 9,76 triệu tấn nông sản đã được giao đi, chủ yếu là ngô; ngoài ra là đậu tương, dầu hạt hướng dương, bột hạt hướng dương và lúa mạch. Kim ngạch lúa mỳ được giao đi đạt 2,8 triệu tấn, tương đương 30% tổng sản lượng ngũ cốc được giao đi, một phần phản ánh tính chiến lược trong thời điểm tấn công của Nga, do phần lớn sản lượng lúa mỳ của Ukraine năm 2021 được tập trung xuất khẩu trong tháng 2. Lúa mỳ được thu hoạch sớm vài tháng trước ngô và thường được giao sớm hơn.

Liệu thỏa thuận có giúp hạ nhiệt khủng hoảng lương thực?

Giảm sản lượng giao hàng từ nước xuất khẩu chính là Ukraine đóng vai trò quan trọng trong cuộc khủng hoảng giá thực phẩm hiện nay nhưng đồng thời còn có các động lực quan trọng khác, bao gồm đại dịch COVID-19 và các cú shock thời tiết liên tục thách thức hoạt động sản xuất nông nghiệp, mà gần đây nhất là các đợt hạn hán tại cả Argentina và Mỹ. Hành lang này mang tới sự phục hồi phần nào các hoạt động giao hàng từ Ukraine nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước cuộc chiến và sẽ không thể phục hồi hoàn toàn trong tương lai gần.

Vận chuyển ngũ cốc tới các cảng vẫn rất khó khăn và đắt đỏ; trong khi nông dân Ukraine giảm xuống giống các cây trồng như lúa mỳ sau khi nhiều người phải bán lỗ hồi năm ngoái, trong khi giá lúa mỳ nội địa lại ở mức rất thấp. Ba cảng đề cập trong thỏa thuận là Odesa, Chornomorsk và Pivdennyi – có tổng công suât giao hàng khoảng 3 triệu tấn/tháng. Theo ước tính từ các nhà tư vấn tại APK-Inform, Ukraine có thể xuất khẩu khoảng 23,9 – 40 triệu tấn ngũ cốc trong niên vụ 2022/23 tùy thuộc vào tình hình tại 3 cảng này.

Tính tới ngày 2/11, Ukraine đã xuất khẩu 13,4 triệu tấn, bao gồm 5,1 trieeujt ấn lúa mỳ và 7,1 triệu tấn ngô, theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp, bao gồm các lô hàng thông qua các cảng nhỏ hơn trên sông Danube và qua đường bộ. Tuy nhiên, có rất ít tàu lớn có thể duy trì tốc độ và lượng cần thiết. Nhiều chủ tàu lớn vẫn quan ngại việc ra vào vùng chiến sự, đặc biệt là với mối đe dọa từ bom mìn và chi phí bảo hiểm cao. Việc loại trừ Mykolaiv, cảng chuyên ngũ cốc lớn thứ hai của Ukraine theo dữ liệu lô hàng năm 2021, đã khiến việc xuất khẩu trở nên khó khăn hơn.

Liệu giá lúa mỳ thế giới có giảm?

Giá lúa mỳ trên Sàn giao dịch Chicago tăng mạnh sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine ngày 24/2 nhưng hiện chỉ tăng nhẹ so với mức trước cuộc xung đột này. Khả năng xuất khẩu hàng triệu tấn lúa mỳ của Ukraine thông qua hành lang nói trên là một yếu tố kéo giá lúa mỳ giảm. Các yếu tố khác bao gồm sản lượng cao kỷ lục tại chính Nga – nước xuất khẩu lúa mỳ lớn – trong năm 2022, triển vọng kinh tế thế giới u ám và đồng USD mạnh.

Nhưng giá thực phẩm từ lúa mỳ như bánh mỳ và mỳ các loại vẫn cao hơn nhiều so với mức trước chiến tranh tại nhiều nươc đang phát triển, bất chấp giá lúa lúa mỳ trên thị trường tương lai Chicago giảm, và giá năng lượng tăng, làm tăng các chi phí như chi phí vận chuyển và chi phí đóng gói.

Rủi ro thủy lôi?

Nga và Ukraine cáo buộc lẫn nhau về thủy lôi tổi nổi khắp biển Đen, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng và được cho thứ khiến một thành viên thủy thủ đoản trên tàu Razoni treo cờ Sierra Leone lo sợ nhất – con tàu đầu tiên đã đi qua hành lang nói trên vào ngày 1/8. Các thủy lôi đã trôi dạt ra xa khỏi bờ biển Ukraine và các đội lặn của Romania, Bulgarie, và Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hiện ra một số thủy lôi xuất hiện tại vùng nước của các nước này. Có thể mất vài tháng để dọn sạch thủy lôi và không đủ thời gian hoàn thành việc này trước khi các thỏa thuận ngũ cốc có hiệu lực.

Lựa chọn về bảo hiểm?

Trung tâm điều phối chung đặt tại Istanbul, với nhiệm vụ giám sát thực thi thỏa thuận và được điều hành bởi các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Ukraine và Liên Hợp Quốc, vào tháng 8 vừa qua đã công bố quy trình thủ tục cho kênh vận chuyển nhằm giảm bớt lo ngại cho các nhà bảo hiểm và chủ tàu về việc giao hàng. Các nhà bảo hiểm ban đầu cho biết họ sẵn sàng cung cấp các gói bảo hiểm nếu có thỏa thuận quốc tế về hộ tống hải quân quốc tế và chiến lược rõ ràng đối phó với thủy lôi.

Kể từ dó, họ cũng tạo ra hàng loạt điều khoản để cung cấp các gói bảo hiểm, bao gồm các điều khoản quy định tàu cần ở trong hành lang an toàn khi trung chuyển hoặc phải gánh chịu rủi ro vô hiệu các chính sách bảo hiểm. Theo thỏa tuận ngày 22/7, nhà bảo hiểm Ascot của nhà Lloyd tại Luân Đôn và nhà môi giới Marsh đã thành lập một gói bảo hiểm chiens tranh và hàng hóa vận chuyển đường biển cho ngũ cốc và các sản phẩm thực phẩm rời bến từ biển Đen – Ukraine với giá trị bảo hiểm 50 triệu USD. Chi phí bảo hiểm chung cho các tàu vận chuyển hàng vào các cảng của Ukraine – bao gồm các phí bảo hiểm riêng – vẫn chưa được đề cập.

Đội thủy thủ được bảo vệ ra sao?

Tháng 9/2022, Ukraine triển khai một văn bản cho phép các thủy thủ đoàn rời nước này bất chấp các hạn chế trong thời gian chiến sự, một động thái đang giúp giải phóng sức người cho cả xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine lẫn ngành vận chuyển toàn cầu nói chung. Vào đầu cuộc chiến, có khoảng 2.000 thủy thủ từ khắp thế giới bị mắc kẹt tại các cảng của Ukraine. Ủy ban Hiệp hội Vận chuyển Quốc tế ước tính số liệu này giảm xuống chỉ còn 346 thủy thủ tính tới ngày 27/10.

Theo Reuters

Admin

Chỉ số giá thực phẩm của FAO năm 2024 nhìn chung vẫn thấp hơn mức năm 2023 dù tăng ổn định hàng tháng, chủ yếu do giá sữa, thịt và dầu thực vật

Bài trước

Mùa đông ở Ấn Độ dự kiến ​​sẽ ấm hơn, đe dọa đến năng suất lúa mì

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc