11 tháng trôi qua kể từ khi Nga tấn công Ukraine. Cho tới nay, nước này đã mất 17% lãnh thổ. Hàng chục ngàn người Ukraine, bao gồm gần 1.000 trẻ em, đã thiệt mạng.
Hàng chục thành phố bị phá hủy. Hàng trăm trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp hoặc bị cướp bóc hoặc bị phá hủy khi quân Nga chiếm gần 4 triệu tấn ngũ cốc. Thiệt hại đối với môi trường của Ukraine ước tính ít nhất là 50 tỷ USD dưới dạng ô nhiễm đất, không khí, các nguồn nước, việc phá rừng và các khu bảo tồn tự nhiên. GDP năm 2022 của Ukraine giảm khoảng 1/3; mặc dù mức suy giảm GDP 40 – thậm chí 50% đã được dự báo trước đó. So với năm 2021, sản lượng ngũ cốc và các loại hạt có dầu năm 2022 giảm 40%. Theo khảo sát của FAO, cứ mỗi 25% doanh nghiệp tại Ukraine hoặc phải đóng cửa hoặc phải giảm công suất hoạt động. Hiện nay các doanh nghiệp tập trung vào cách giữ việc làm và duy trì sản xuất.
Do hàng loạt vấn đề liên quan đến logistics, tăng giá đầu vào không hoàn thuế VAT cho các nhà xuất khẩu, biến động tỷ giá, hàng loạt các nhà sản xuất ngũ cốc và hạt có dầu quy mô nhỏ (được phân loại khi có diện tích canh tác dưới 200ha, chiếm tỷ trọng 70% trong tổng số các nhà sản xuất ngũ cốc và hạt có dầu của nước này) đã chuyển sang nền kinh tế phi chính thức để duy trì lợi nhuận. Theo các ước tính của Bộ Kinh tế Ukraine, khoảng 27% thu nhập của kinh doanh nông sản năm 2021 thuộc về nền kinh tế phi chính thức. Một số chuyên gia cho rằng trước chiến tranh, 40% ngũ cốc và 10 – 30% hạt có dầu được bán dưới dạn thanh toán tiền mặt, không trả thuế.
Xuất nhập khẩu
Tỷ giá vẫn là một trong những vấn đề chính tác động lên lợi nhuận của các nhà xuất khẩu nông sản do thanh toán xuất khẩu bằng đồng ngoại tệ. Chênh lệch tỷ giá có thể lên tới 13%. Đầu vào được nhập khẩu ở tỷ giá thương mại, trong khi thành phẩm được xuất khẩu ở tỷ giá chính thức, tạo nên gánh nặng thuế thêm lên các nhà xuất khẩu. Hiện Ngân hàng Trung ương Ukraine (NBU) hạn chế việc các nhà nhập khẩu mua ngoại tệ. Đầu tiên, họ phải sử dụng loại tiền tệ họ có sẵn trong tài khoản và chỉ sau đó mới được phép mua loại ngoại tệ ấy. Tính đến tháng 8/2022, NBU ghi nhận thu hơn 5 tỷ USD từ các nhà xuất khẩu; trong đó 4 tỷ USD chưa nhận từ các đơn xuất khẩu ngũ cốc và hạt có dầu.
Kênh cấp vốn
Từ ngày 24/2/2022, khi Nga triển khai cuộc tấn công toàn diện vào Ukraine, lợi nhuận của các ngân hàng Ukraine giảm hơn 5 lần. Trong 67 ngân hàng Ukraine, gần 1/3, tương đương 21 ngân hàng, kết thúc năm 2022 với mức thua lỗ 19 tỷ Ukrainian hryvnia (UAH), tương đương 500 triệu USD. Tổng lợi nhuận của các ngân hàng Ukraine có cân đối kế oán dương trong 10 tháng chiếm 30 tỷ UAH, tương đương khoảng 800 triệu USD. Các thách thức nghiêm trọng nhất đối với các ngân hàng là việc di cư ồ ạt của người dân nước này, gây ra tình trạng giảm nhu cầu đối với các sản phẩm ngân hàng, giảm giá trị các khoản vay cũ cũng như gây suy yếu đồng tiền của quốc gia này.
Một số người đi vay ngân hàng nằm trong các khu vực bị Nga chiếm đóng và không thể trả nợ. Một số người đi vay đã hoàn toàn hoặc mất mát một phần các tài sản chsinh (như máy móc, các nhà máy chế biến, các trang trại chăn nuôi, trang thiết bị và nhà kho). Do tình trạng phong tỏa các cảng của Ukraine trước khi “Hành lang Ngũ cốc” được mở ra, giá ngũ cốc và các loại hạt có dầu giảm, nên các nhà sản xuất ngũ cốc và hạt có dầu đối mặt với tình trạng giảm giá mạnh. Ngoài ra, tăng nhanh chi phí logistics dẫn tới giảm mạnh thu nhập của các nhà sản xuất, phần nào do đường sắt của Ukraine bị buộc phải tăng thuế cho các loại dịch vụ khi dịch vụ đường sắt cung cấp miễn phí cho quân đội Ukraine.
Trước làn sóng di cư của ít nhất 4,5 triệu công dân Ukraine, ngành cho vay tiêu dùng cũng thu hẹp rất mạnh. Trong 11 tháng đầu năm 2022, thu nhập hoa hồng của các ngân hàng giảm 8,5% so với cùng kỳ năm 2021. Nhập khẩu máy móc nông nghiệp của Ukraine cũng giảm 1/3.
Tiêu thụ đầu vào
Các chuyên gia dự báo giảm tiêu thụ phân bón tại Ukraine: nitrate giảm 3 – 47%, phosphate giảm 51 – 100% và potassium giảm 41 – 100%, tùy vào từng cây trồng. Diễn biến này dẫn đến năng suất trung bình giảm từ 20 – 50%. Dự báo giảm sử dụng lao động trong các doanh nghiệp nông nghiệp gắn với tình hình sản xuất ngũ cốc và hạt có dầu sẽ khoảng 22%, tính cả trong lĩnh vực sản xuất chính thức và phi chính thức.
Các nhà sản xuất nông nghiệp Ukraine có thể chờ đón năm 2023 thế nào?
Thiếu lao động mùa vụ, thiếu giống và mất điện là các ván đề chính mà nông dân Ukraine có thể đối mặt trong đợt xuống giống vụ xuân. Các vấn đề xuất khẩu dẫn tới thay đổi trong cấu trúc diện tích canh tác và công nghệ canh tác, thích ứng với những đầu vào sẵn có tại nước này. Một số nhà sản xuất nông nghiệp đã bỏ hoang đất để tránh rủi ro đầu tư vào thời điểm bất ổn nghiêm trọng trong thời gian tới.
Tuy nhiên còn một loạt các vấn đề tiêu cực khác. Di chuyển và di cư của người dân trong phạm vi quốc gia và ra nước ngoài, đặc biệt là trong 2 – 3 tháng đầu cuộc chiến, làm thay đổi toàn bộ quy trình sản xuất. Mất điện và nguồn cung năng lượng không ổn định, internet và viễn thông, đặc biệt là tại các khu vực nông thôn, gây giảm mạnh hiệu quả vận hành và tăng thời gian vận hành. Ngành tài chính, trước đó hỗ trợ nông dân ổn định và có chính sách dễ đoán, mặc dù không phải là không có vấn đề, nhưng đã ngừng cho vay trong suốt cuộc chiến. Tiếp cận vốn lưu động trở nên cực kỳ hạn chế. Nhiều cơ sở nhà kho vosont ập trung chủ yếu gần các cảng của biển Azov và biển Đen, từng được sử dụng làm các trung tâm trữ hàng và trung chuyển, bị phá hoại. VẬn chuyển hàng hóa từ sông Dnipro tới các cảng tại biển Đen cơ bản là tới các cảng Kherson và Mykolaiv, đã ngừng lại.
Theo dự bao của Bộ Chính sách Nông nghiệp và Thực phẩm Ukraine, một số thay đổi dự báo liên quan tới việc canh tác nông nghiệp. Theo đó, diện tích xuống giống các loại hạt có dầu như hạt cải, đậu tương và hướng dương sẽ tăng. Nguyên nhân là do chi phí 1 tấn hạt có dầu tăng, còn chi phí logistics trên từng tấn thì giảm nên nông dân có thể thu lợi nhuận cao hơn từ mỗi ha canh tác.
Sản xuất lúa mỳ dự báo giảm nhưng sẽ tăng gấp đôi dành cho nhu cầu tiêu dùng nội địa. Đồng thời, phổ cây trồng cho thị trường nội địa sẽ tăng, như trường hợp lúa kiều mạch năm 2022. Chúng ta sẽ chứng kiến giảm sản lượng lúa mạch do diện tích gieo trồng vụ đông giảm tới 35%. Theo ước tính sơ bộ, diện tích gieo trồng các loại ngũ cốc sẽ khoảng 8,7 triệu ha, giảm 22% so với năm 2022 và 45% so với năm 2021. Đồng thời, diện tích gieo trồng các loại hạt có dầu dự báo đạt khoảng 9,7 triệu ha, cao hơn 32% so với năm 2022 và 9% so với năm 2021. Đây là lần đầu tiên diện tích trồng hạt có dầu lớn hơn diện tích trồng ngũ cốc.
Xét tới tiêu dùng phân bón giảm tới 50 – 60%, các khu vực trồng ngô chưa thu hoạch còn lớn, thiếu vốn và nhu cầu đối với đầu vào sản xuất giảm mạnh, dự báo năng suất sẽ giảm 10 – 30% phụ thuộc vào vùng trồng và loại cây trồng, so với mức năng suất trung bình những năm trước đây. Do đó, sản lượng ngũ cốc năm 2023 dự báo đạt 34 triệu tấn, giảm 37% so với năm 2022 và 60% so với năm 2021. Đối với các loại hạt có dầu, tổng sản lượng thu hoạch dự báo đạt 19,3 triệu tấn, giảm 13% so với năm 2022 và 15% so với năm 2021.
Tính tới tổng sản lượng và nhu cầu nội địa, Ukraine có thể xuất khẩu xấp xỉ 35 triệu tấn ngũ cốc và hạt có dầu trong năm 2023/24, tương đương 3 triệu tấn mỗi tháng, tương đương chỉ bằng 1 nửa so với mùa thu năm 2021. Đồng thời, diễn biến này nghĩa là ngay cả khi các cảng biển bị phong tỏa của Ukraine có thể xuất khẩu toàn bộ sản lượng ước tính nói trên. Lạc quan mà nói các vấn đề đối với các nhà sản xuất nông nghiệp là dự báo lạm phát trong năm 2023 là 24%, sẽ giúp trả các khoản nợ ở mức lãi xuất chấp nhận được đối với đồng UAH, ví dụ 9%. Dưới điều kiện đó, mức lãi suất thực có thể ở mức âm.
Cuối cùng, vấn đề chính trong ngành trồng trọt của ngành kinh tế Ukraine, vẫn chưa được giải quyết trong nhiều thập kỷ, là sự phát triển của sản xuất nguyên liệu thô, thay vì chế biến, trong bối cảnh tỷ trọng nông sản trong cơ cấu xuất khẩu ngày càng tăng. Trọng tâm được dành cho canh tác ngũ cốc và hạt có dầu. Phát triển chế biến trái cây, các loại berry và rau rất ít được chú ý.
Trong hơn 30 năm độc lập của Ukraine, không sản phẩm được tạo ra để ghi danh Ukraine trên thị trường thực phẩm; ví dụ như phô mai Gruyère, Parmesan, Maasdam, xúc xích jamon, prosciutto, rượu vang, vodka, cognac, bia. Nước này cũng không có các chiến dịch quảng bá ẩm thực thông qua các nhà hàng như Mexico, Trung Quốc, Nhật Bản, Ý,… Trước chiến tranh, nước này không gặp bất cứ vấn đề nghiêm trọng nào trong hệ thống logistics nên 11 tháng vừa qua là một khoảng thời gian khủng hoảng nhưng sẽ kéo dài, trước khi có bất cứ có dấu hiệu rõ ràng nào.
Theo Agriculture
Bình luận