Thủy sản

Tôm Việt Nam top đầu thế giới nhưng vẫn tồn tại nhiều điểm yếu

0

Trong năm 2021, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt gần 4 tỷ USD, trở thành nước xuất khẩu tôm lớn thứ 2 thế giới. Tuy nhiên, mặt hàng này đang dần bộc lộ các điểm yếu, khó cạnh tranh với các đối thủ lớn khác trên thị trường quốc tế.

Các đột phá trên thị trường Mỹ, EU

Theo Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ NNPTNT, bất chấp những khó khăn do COVID-19, các chuỗi cung ứng gián đoạn và sản xuất – xuất khẩu đình trệ, sản lượng tôm năm 2021 vẫn đạt 970.000 tấn, tăng 4,3% so với năm 2020. Xuất khẩu tôm Việt Nam tăng tại phần lớn các thị trường, đưa tổng giá trị xuất khẩu lên 3,9 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2020. Cụ thể, tính tới cuối tháng 11, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 983,5 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020. Đồng thời, xuất khẩu tôm sang thị trường EU tăng 16% lên 548 triệu USD, chiếm 15,4% tổng giá trị xuất khẩu.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), khi đại dịch được kiểm soát và các thị trường Mỹ, EU phục hồi, cộng với lợi ích từ các thỏa thuận thương mại tự do thế hệ mới (FTAs), các doanh nghiệp chế biến tôm của Việt Nam sẽ nắm lấy cơ hội vàng để thúc đẩy xuất khẩu. Hiện 5 thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam bao gồm Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc, chiếm tổng cộng 80 – 85% tổng giá trị xuất khẩu. VASEP dự báo trong năm 2022, xuất khẩu tôm sẽ tăng khoảng 10%, chạm mức giá trị xuất khẩu 4,3 tỷ USD.

Ông Võ Văn Chiểu, giám đốc Sở Công thương tỉnh Sóc Trăng, cho biết giá trị xuất khẩu tôm năm 2021 của tỉnh đạt hơn 1 tỷ USD, tăng gần 23% so với năm 2020. Đây là năm thứ 2 liên tiếp tỉnh Sóc Trăng dẫn đầu cả nước về xuất khẩu tôm. Tỉnh Cà Mau cho hay tôm trở thành mặt hàng xuất khẩu tỷ đô của tỉnh này, với doanh thu xuất khẩu hơn 1,1 tỷ USD trong năm 2021.

Các điểm yếu lộ rõ

Theo ông Lê Bá Anh, cục phó Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản thuộc Bộ NNPTNT, sử dụng kháng sinh và hóa chất cấm trong quy trình nuôi tôm liên tục phát hiện. Hệ quả là một số lô hàng tôm của Việt Nam bị cảnh báo về dư lượng hóa chất, kháng sinh, kim loại nặng hoặc nhiễm các vi khuẩn lây bệnh trong năm 2021.

Ông Lê Văn Quang, tổng giám đốc Tập đoàn thủy sản Minh Phú, chỉ ra rằng trong 20 năm qua, bất chấp đạt được nhiều thành tựu đáng kể, do phát triển nhanh, những hệ quả nặng nề trong môi trường và xã hội đã diễn ra. Tại ĐBSCL, hoạt động nuôi tôm phát triển nhanh. Chi phí sản xuất tôm ngày một cao nên khả năng cạnh tranh giảm. Ông cho biết tại Ecuador, diện tích nuôi tôm chỉ 250.000ha nhưng sản lượng tương đương với Việt Nam – nước có diện tích nuôi tôm lên tới 740.000ha. Trong năm 2021, sản lượng tôm Ecuador ước đat 940.000 tấn, so với sản lượng tôm khoảng 970.000 tấn của Việt Nam. Chi phí sản xuất tôm của Ecuador chỉ bằng 1/2 – 1/3 so với chi phí sản xuất tôm tại Việt Nam. Đối với Ấn Độ, sản lượng tôm năm 2021 ước đạt 700.000 tấn, tăng 6,1%. Chi phí sản xuất tôm tại Ấn Độ thấp hơn Việt Nam 20 – 30%. May mắn là ngành chế biến tôm Việt Nam dẫn đầu thế giới với nhiều sản phẩm GTGT cao như các sản phẩm cao cấp và ăn liền nên xuất khẩu tôm vẫn đạt những kết quả tốt.

Tuy nhiên, ông Quang tin rằng lợi thế này của Việt Nam sẽ dần phai nhạt trong 3 – 5 năm tới. Do đại dịch COVID-19, Ecuador không thể bán tôm nguyên con sang Trung Quốc, buộc họ phải chuyển sang các sản phẩm chế biến, với các chính sách hỗ trợ từ phía chính phủ. Ấn Độ cũng tăng tỷ trọng các sản phẩm GTGT trong 2 – 3 năm qua. “Nếu Việt Nam không có các giải pháp hiệu quả, chỉ 5 -10 năm tới, ngành tôm Việt Nam sẽ không thể cạnh tranh trên thị trường thế giới và rơi vào giai đoạn suy yếu”, ông nhận định.

Trước năm 2015, Việt Nam từng là nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới nhưng sự trỗi dậy của Ấn Độ từ năm 2015 và sức bật đột phá của Ecuador từ năm 2018 đã đẩy xuất khẩu tôm Việt Nam xuống vị trí thứ 3. Tôm thẻ chân trắng đang tăng trưởng mạnh mẽ và chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu tôm của Việt Nam. Đồng thời, tỷ trọng giá trị xuất khẩu tôm sú đã liên tục giảm từ 32,6% xuống còn 15,4%.

Trong bức tranh nhập khẩu thủy sản toàn cầu, tôm vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất về giá trị với 14% và có tốc độ tăng trưởng 21% trong giai đoạn 2016 – 2021. Giá trị nhập khẩu tôm thế giới hàng năm dao động từ 22 – 28 tỷ USD. Nhu cầu tôm trên thị trường thế giới tăng mạnh, thu hút không chỉ các nhà xuất khẩu Việt Nam mà còn các nhà xuất khẩu tại nhiều nước khác. Do đó, cùng với tín hiệu tích cực về nhu cầu, áp lực cạnh tranh cũng tăng lên. Theo dữ liệu năm 2020, Việt Nam xếp thứ 3 thế giới về xuất khẩu tôm, chiếm 13,6% thị phần, đứng sau Ấn Độ (15,7%) và Ecuador (14%).

Thay đổi để quay lại vị trí số 1 thế giới

Theo kế hoạch do Bộ NNPTNT đề ra năm 2017, trong giai đoạn 2021 – 2025, Việt Nam sẽ có một nàh tôm công nghệ cao và hệ thống nuôi tôm sinh thái quy mô lớn, được tổ chức tốt, với các dịch vụ cơ sở hạ tầng và kỹ thuật được đầu tư hiệu quả, bền vững; tổng giá trị xuát khẩu đạt 10 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng trung bình 12 – 14%/năm; tổng diện tích nuôi tôm sú là 750.000ha, với sản lượng 1,1 triệu tấn. Tôm Việt Nam sẽ quay trở lại vị thế dẫn đầu thị trường.

Để hoàn thành kế hoạch này, ông Lê Văn Quang cho biết cần phải tái cơ cấu chuỗi giá trị theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn và kinh tế xanh, dựa trên nền tảng số, kết nối các chuỗi giá trị để đảm bảo lợi nhuận cho tất cả các bên tham gia chuỗi giá tị cũng như sinh kế của người dân.

Theo thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, Việt Nam đã tham gia 16 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs). Đây là cơ hội thuận lợi để cải thiện năng lực tổ chức sản xuất để đảm bảo các chuỗi cung ứng và khả năng truy xuất nguồn gốc.

Theo VNS

Admin

Hàng rào phi thuế quan đặt ra vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh, tuân thủ

Bài trước

2024 tiếp tục được dự báo là năm khó khăn cho ngành gỗ Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản