0

Việt Nam đã mất hơn 120.000ha diện tích trồng mía đường trong giai đoạn 2016 – 2021, tương đương giảm 45%. Năng suất cũng giảm từ 64,8 tấn/ha xuống còn 61,5 tấn/ha trong cùng kỳ so sánh, theo thông tin từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VASA). Số hộ gia đình trồng mía đường giảm từ 219.500 hộ xuống còn 126.000 hộ. 11 nhà máy đường đã đóng cửa, kéo sản lượng đường của Việt Nam giảm từ 1,24 triệu tấn xuống còn 0,77 triệu tấn, tương đương mức giảm 38%.

Trong khi đó, Việt  Nam liên tục nhập khẩu thêm đường trong những năm gần đây. Đáng chú ý, nhập khẩu đường trong năm 2020 ghi nhận mức kỷ lục, cao gấp 3,4 lần so với năm 2019, với phần lớn lượng đường này đến từ Thái Lan thông qua các ngả Campuchia và Lào. Sản lượng đường nội địa chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu trong khi Việt Nam phải nhập khẩu lượng đường còn lại, theo chủ tịch VSSA Cao Ánh Dương. Trong giai đaonj 2017 – 2020, Việt Nam nhập khẩu từ 1,2 – 1,8 triệu tấn đường.

Các nhà sản xuất đường nội địa đang thất bại trong cạnh tranh với đường nhập khẩu, phần lớn từ Thái Lan, ngay trên sân nhà, đặc biệt sau khi hàng loạt các biện pháp thuế và rào cản kỹ thuật được dỡ bỏ khi Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) được ký kết vào tháng 4/2019 chính thức có hiệu lực, đã dỡ bỏ thuế nhập khẩu đường vào Việt Nam từ đầu năm 2020. “Trong khi Việt Nam có thể cân nhắc áp các sắc thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp lên đường từ Thái Lan nhưng có thể sẽ thúc đẩy buôn lậu – một cái gai dai dẳng của ngành đường Việt Nam nhiều năm qua”, ông Dương nhấn mạnh.

Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi nằm ở chi phí sản xuất, chế biến và quản lý của Việt Nam cao hơn Thái Lan lần lượt là 30%, 183% và 53%. Mía đường không còn được nông dân ưa chuộng khi nhiều cây trồng khác mang lại thu nhập trên mỗi ha cao hơn. Ví dụ, sắn và ngô mang về thu nhập cao hơn mía từ 500 – 800% tại khu vực Tây Nguyên và 1.000 – 3.000% tại khu vực ĐBSCL.

Ngành đường đang gánh chịu hậu quả của việc đối xử bất công với nông dân trồng mía – nhà cung cấp chính của ngành – theo ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia cấp cao tại Forest Trends, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên thúc đẩy bảo tồn rừng và nông nghiệp bền vững. Ông Phúc cho biết nông dân thường nhận phần nhỏ nhất trong miếng bánh – chỉ 11% tổng lợi nhuận trong chuỗi giá trị so với 44% của các nhà máy đường và 45% ở phần các nhà phân phối. Tình hình càng trầm trọng hơn khi các hợp đồng giữa các nhà máy đường và nông dân không sòng phẳng, khiến hai bên mất niềm tin vào nhau, dẫn tới nguồn cung không ổn định. “Nếu ngành đường tiếp tục không cạnh tranh được với đường nhập khẩu thì sẽ là một vòng luẩn quẩn kéo dài”, ông Phúc nhận định “Chúng tôi quan sát thất diện tích trồng mía, năng suất và sản lượng giảm mạnh kể từ khi áp dụng ATIGA. Đây là bằng chứng cho việc các nhà sản xuất đường nội địa thiếu sự chuẩn bị trước một thỏa thuận thương mại lớn chính thức có hiệu lực”.

Ngành đường Việt Nam xếp thứ 4 tại Đông Nam Á, sau Thái Lan, Indonesia, và Philippines, và đứng thứ 15 thế giới về diện tích trồn mía.

Theo VNS

Admin

Bộ Công thương Thái Lan chuẩn bị phản ứng trước chính sách chống bán phá giá đường của Việt Nam

Bài trước

Việt Nam áp thuế chống bán phá giá 34% lên nhập khẩu đường từ Thái Lan

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đường