Đường

Nhập khẩu đường từ Thái Lan tiếp tục tăng mạnh sau khi ATIGA có hiệu lực

0

Các doanh nghệp trong nước đang đối mặt với hàng loạt khó khăn về tiêu thụ đường do sự cạnh tranh khốc liệt từ nguồn đường nhập khẩu giá rẻ từ Thái Lan – theo số liệu do Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) thu thập.

Đến cuối niên vụ 2019 – 2020, xuất khẩu đường Thái Lan sang Việt Nam đã đạt hơn 862.000 tấn, cao hơn 12,1% so với sản lượng đường nội địa. Cùng với các cam kết của Việt Nam trong ASEAN theo Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA), liên quan đến áp dụng hạn ngạch thuế theo WTO, Việt Nam đã dỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu đối với các nước thành viên ASEAN vào ngày 1/1/2020. Động thái này đã giúp đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đường lớn thứ 2 của Thái Lan trong nửa đầu năm 2020, chiếm 16% tổng lượng xuất khẩu đường xuất khẩu của Thái Lan, chỉ sau Indonesia ở mức 42%. Tình hình này trái ngược với những năm trước, khi thị trường Việt Nam không phải là một thị trường xuất khẩu quan trọng cho ngành đường Thái Lan.

Trong những năm gần đây, đường Thái Lan trở thành một trong những đối thủ cạnh tranh chính của đường Việt Nam, trong bối cảnh Thái Lan là nước sản xuất đường lớn thứ 4 và xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới. Hàng năm, lượng đường giá rẻ nhập lậu từ Thái Lan sang Việt Nam ước tính chiếm hơn 30% nhu cầu đường nội địa, nên tác động tiêu cực tới giá đường nội địa.

Theo VSSA, xấp xỉ 1/3 nhà máy đường tại Việt Nam hiện buộc phải đóng cửa trong niên vụ 2019 – 2020. Sản lượng mía trong niên vụ hiện tại đạt 7,39 triệu tấn, giảm 39,4% so với niên vụ trước; sản lượng đường đạt hơn 769.160 tấn, giảm tới 34,3% trong cùng kỳ so sánh, chạm mức thấp nhất trong hơn 19 năm qua do biến động thời tiết bất lợi và áp lực cạnh tranh từ đường nhập khẩu và các chất làm ngọt.

Giá đường nội địa phụ thuộc nặng nề vào đường nhập khẩu từ Thái Lan. Sau khi thỏa thuận ATIGA có hiệu lực, các doanh nghiệp đường nội địa phải cạnh tranh với đường Thái Lan, về cơ bản là ở phân khúc bán lẻ tới người tiêu dùng, giao dịch B2C, và các doanh nghiệp chế biến thực phẩm – đồ uống quy mô vừa. Nguyên nhân là do đường nhập khẩu từ Thái Lan không đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt từ các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống quy mô lớn như Pepsi và Coca-Cola.

Hơn nữa, các sản phẩm đường dạng lỏng chiết xuất từ ngô, hay còn gọi là đường hóa chất, xuất xứ từ Hàn Quốc và Trung Quốc với mức thuế 0% và không có hạn ngạch, liên tục ào ạt dổ vào thị trường Việt Nam, càng gây thêm áp lực cạnh tranh cho thị trường nội địa. Loại đường này có giá bán thấp hơn từ 10 – 15% so với đường mía, với độ ngọt cao hơn nhiều so với đường mía.

Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy lượng đường dạng lỏng nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2019 đạt hơn 190.000 tấn, tương đương mức tăng trưởng 26,7% so với năm 2019 và tăng 31,7% so với năm 2017. Hiện giá xuất khẩu đường trắng Thái Lan (FOB) cho niên vụ 2019 – 2020 ở mức trung bình 11 Baht/kg.

Hiện giá đường xuất khẩu Thái Lan đang tương đương chi phí sản xuất nhằm cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế. Đây là nguyên nhân cơ bản gây ra khó khăn cho ngành đường Việt Nam để cạnh tranh với đường Thái Lan, dẫn tới hàng loạt nhà máy đường trong nước phải đóng cửa.

Theo VNS

Admin

Wilmar cho biết sản xuất đường của Ấn Độ và Thái Lan có triển vọng tốt hơn dự kiến

Bài trước

Giá đường thô toàn cầu dự kiến tăng 20% trong năm 2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đường