Những tín đồ cà phê thành thị có lý do để lo lắng trong thời điểm hiện tại. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung cà phê toàn cầu đang đe dọa đẩy giá tại các quán cà phê và siêu thị tăng mạnh. Giờ đây, mỗi tách cappuccino hay latte có thể bắt đầu có vị đắng hơn vì các nguyên nhân khác.
Thế giới đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng cà phê Arabica, loại cà phê mang đến hương vị dịu mềm nhất và chiếm khoảng 60% tổng sản lượng cà phê toàn cầu. Các nguồn cung bị suy yếu do hình thái thời tiết cực đoan gây thiệt hại cho mùa màng, đồng thời hình thái thời tiết La Nina dự báo kéo dài sang năm 2022 có thể tiếp tục gây áp lực lên năng suất – thị trường cà phê có thể cần vài năm để phục hồi. Giá cà phê Arabica tưang vọt phản ánh cuộc khủng hoảng ngày một nghiêm trọng, trong khi tình trạng tắc nghẽn toàn cầu đang khiến hạt cà phê ngày càng khó tới nơi cần đến. “Đây không phải là một vấn đề ngắn hạn”, theo Kona Haque, trưởng bộ phận nghiên cứu tại nhà giao dịch hàng hóa ED&F Man tại Luân Đôn. “Đó là vấn đề chúng ta cần đưa vào kịch bản của vài năm tới”. Các nhà rang xay và bán lẻ cà phê phải quyết định xem liệu họ có tăng giá bán hay không. Nhưng họ còn một lựa chọn khác: người anh em có hương vị mạnh hơn của Arabica là Robusta. Một số đang tăng sử dụng loại cà phê có giá rẻ hơn này – vốn thường được sử dụng trong cà phê hòa tan và chứa nhiều caffeine hơn, mang đến hương vị đắng hơn.
Cuộc khủng hoảng hiện nay bắt nguồn từ Brazil – nước cung cấp cà phê Arabica lớn nhất thế giới – khi những đợt sương giá chưa từng có tiền lệ tràn tới ngay sau các đợt hạn hán, gây ra một cú shock lớn đối với cây cà phê, không chỉ tác động tới vụ hiện tị mà một số còn lo ngại cây cà phê bị thiệt hại nặng nề sẽ bị đốn hạ và cây cà phê trồng lại sẽ cần vài năm để cho thu hoạch. Trên hết, ngành cà phê Brazil cũng đang chật vật trước tình trạng giá phân bón tăng mạnh và thiếu lao động. Giá cà phê Arabica tăng mạnh tới khoảng 80% từ đầu năm đến nay và các nhà nghiên cứu, phân tích vẫn đang bận rộn đánh giá mức độ thiệt hại của vườn cà phê tại Brazil với những kết quả không mấy tích cực cho tới nay.
Đồng thời, tất cả tác nhân trong chuỗi cung ứng đầu đang tranh giành các nguồn hạt. “Chúng tôi có quá nhiều khách hàng vốn thường không mua với khối lượng lớn hay đặt hàng đa dạng các nguồn hạt”, theo Joanne Berry, lãnh đạo mảng tìm nguồn và thu mua tại Tropig, một công ty tại Na Uy thường thu mua cà phê đặc sản, chất lượng cao cho các nhà rang xay trên khắp châu Âu. “Chúng tôi có những nhu cầu bất thường như hiện nay là do thiếu nguồn cung”.
Mặc dù giá cà phê Robusta cũng tăng trong năm 2021 nhưng với mức tăng yếu hơn giá cà phê Arabica và giá hiện thời cũng chưa tới một nửa giá cà phê Arabica, khuyến khích các nhà rang xay tăng tỷ lệ cà phê Robusta trong các sản phẩm. Một số quán cà phê và thương hiệu chỉ tập trung vào một hoặc ít loại cà phê, nhưng phần nhiều đang phối trộn hai loại cà phê để tạo ra một hương vị cụ thể. Cà phê Arabica ngọt hơn và thường được dùng trong các loại đồ uống như cappuccino hoặc latte, trong khi cà phê Robusta thường được dùng phổ biến tại Ý cho cà phê espresso hoặc sấy lạnh dùng trong cà phê hòa tan.
Giá cà phê tăng nóng
Giá cà phê Arabica tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 10 năm
Nguồn: ICE Futures U.S., Bloomberg
Cả hai loại cà phê đều đang quay cuồng trong cuộc khủng hoảng logistics toàn cầu. Cà phê được vận chuyển trong các container và tình trạng thiếu hụt container toàn cầu đang kìm hãm xuất khẩu hàng triệu bao cà phê tới những trung tâm có nhu cầu lớn như Mỹ, Nhật Bản và châu Âu.
Việt Nam – nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới – dự báo thu hoạch sản lượng cao kỷ lục thứ 2 trong năm nay, nhưng cuộc khủng hoảng vận chuyển khiến nhiều nhà xuất khẩu gặp khó khăn nghiêm trọng về giao hàng. Dù vậy, không như cà phê Arabica, các nhà giao dịch biêt rằng chỉ là vấn đề thời gian, nguồn cung Robusta cuối cùng cũng sẽ xuất hiện trên thị trường.
Tất nhiều, nhiều thương hiệu bán lẻ và các quán cà phê sẽ lưỡng lự trước rủi ro mất khách do thay đổi công thức phối trộn và hương vị. Trong một cuộc khảo sát nhỏ và khó khăn với các quán cà phê ca cấp tại Luân Đôn gần đây, tất cả nhân viên được phỏng vấn đều cho biết không có kế hoạch phối trộn cà phê Robusta vào công thức. Bất cứ sự thay đổi nào cũng sẽ diễn ra chậm rãi, mặc dù một số nhà rang xay tại Brazil đã đang tiến hành thay đổi công thức phối trộn. Dù vậy, giá bán lẻ cà phê nhiều khả năng sẽ tăng.
Các nhà rang xay từ Nestle SA cho tới Strauss Group Ltd có trụ sở tại Israel cũng đang cảnh báo khả năng sẽ phải san sẻ một phần gánh nặng chi phí sang khách hàng cuối cùng, một ví dụ khác về tình trạng lạm phát của nền kinh tế sau đại dịch. Không chỉ chi phí hạt cà phê tăng lên, theo bà Haque từ ED&F Man. “Các công ty rang xay cà phê đang đối mặt với chi phí nhân công và giá năng lượng tăng”, bà cho biết. “Và bởi lạm phát đang ngày càng rõ rệt, tôi nghĩ người tiêu dùng có thể gần như chắc chắn về những gì đang sắp diễn ra”.
Theo Bloomberg
Bình luận