Chính sách

An toàn thực phẩm là hàng đầu: Trung Quốc ban hành hướng dẫn đối với thực phẩm sắp hết hạn sau luật chống lãng phí

0

Thực phẩm sắp hết hạn tường là những thực phẩm đóng gói sẵn, sắp nhưng chưa vượt quá hạn sử dụng. Người tiêu dùng Trung Quốc đang ngày càng quan tâm tới các sản phẩm này nhờ các chương trình khuyến mại và giảm giá, đặc biệt là tại các siêu thị, nơi một số khu vực chỉ dành cho các thực phẩm sắp hết hạn. Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc vừa thông qua luật chống lãng phí thực phẩm hồi tháng 4 vừa qua. Thực phẩm sắp hết hạn vừa phù hợp với tư tưởng luật trên vừa có giá rẻ hơn, nên sau khi luật được thông qua, phân khúc thực phẩm này càng được ưa chuộng trên thị trường nội địa, dẫn tới các nhà chức trách địa phương đã ban hành các hướng dẫn tiêu thụ cụ thể cho các sản phẩm này để ngăn ngừa các sự cố an toàn thực phẩm.

“Thực phẩm sắp hết hạn được rất nheièu người tiêu dùng ưa chuộng do giá thường rẻ hơn nên chúng tôi đã vạch ra những hướng dẫn này nhằm giúp người tiêu dùng hiểu và thực hành tiêu dùng tốt hơn các sản phẩm này dựa trên các cơ sở khoa học”, theo Ủy ban Quốc gia về Quy định thị trường (SAMR) thông báo chính thức. “Các thực phẩm này an toàn dưới điều kiện bình thường (như cách các thực phẩm này được bảo vệ) theo Luật An toàn Thực phẩm và Luật chống lãng phí thực phẩm. Luật An toàn Thực phẩm yêu cầu tất cả các thực phẩm đóng gói sẵn cần ghi rõ ngày sản xuất, thời hạn sử dụng và ngày hết hạn. Mặt khác, Luật chống lãng phí thực phẩm quy định những người bán các thực phẩm này như các siêu thị và trung tâm thương mại tăng cường kiểm tra hàng ngày các sản phẩm thực phẩm và tách riêng những thực phẩm sắp hết hạn, sử dụng nhãn hiệu dấu hiệu riêng cho các sản phẩm này hoặc tập trung bày bán tại các khu vực nhất định”.

Bộ kêu gọi người tiêu dùng lựa chọn các điểm bán lẻ chính thức, được cấp phép như các siêu thị có thương hiệu, khi tìm kiếm các sản phẩm sắp hết hạn để tránh rủi ro sự cố an toàn thực phẩm. “Khi tìm mua các sản phẩm thực phẩm sắp hết hạn, điều quan trọng là kiểm tra bao bì cẩn thận để đảm bảo bao bì không bị hư hại, bao gói không phồng kém tự nhiên, rò rỉ khí hay có lỗ trên bao bì”, văn bản nhấn mạnh. “Cần chú ý đặc biệt tới ngày sản xuất và ngày hết hạn để chắc chắn rằng sản phẩm chỉ gần hết hạn nhưng chưa quá hạn, và tất cả các vi phạm phải được báo cáo lên các nhà chức trách. Tương tự, nếu các sản phẩm thực phẩm không được bảo quản trong các điều kiện được khuyến cáo trên bao bì – như không trữ lạnh theo yêu cầu – người tiêu dùng nên tránh mua các sản phẩm này và cần thông báo cho các nhà chức trách”.

Một rủi ro thực phẩm lớn khác được nhấn mạnh là do giá thấp, người tiêu dùng có thể mua số lượng lớn thực phẩm các thực phẩm sắp hết hạn và tiếp tục tiêu thụ tại nhà ngay cả sau khi hết hạn, làm tăng rủi ro vi khuẩn hoặc chất độc phát sinh từ thực phẩm hỏng. “Người tiêu dùng cần phải tỉnh táo và làm theo khoa học khi mua các sản phẩm này – tham lam và mua số lượng lớn do giá rẻ hoặc giảm giá là hành vi không sáng suốt do làm tăng rủi ro các sự cố an toàn thực phẩm, cũng như tăng khả nang làm lãng phí thực phẩm hơn bởi người tiêu dùng phải vứt thực phẩm đi sau khi hết hạn hoặc thực phẩm bị hỏng, phá hủy mục đích tốt đẹp ban đầu”, SAMR nhấn mạnh. “Chỉ khi các nhà bán lẻ lẫn người tiêu dùng cùng hành xử đúng đắn theo luật thì cả hai bên cùng có lợi từ nhóm thực phẩm sắp hết hạn này – các nhà bán lẻ có thể bán với mức giá thấp để giảm thua lỗ và giảm lãng phí thực phẩm đồng thời người tiêu dùng cũng có thể hưởng mức giá thấp hơn, trong khi vẫn được bảo vệ các quyền và an toàn thực phẩm”.

Xu hướng đang tăng trong cộng đồng trẻ

Thực phẩm sắp hết hạn không phải là hiện tượng mới mẻ tại Trung Quốc, đặc biệt tại các siêu thị, nhưng trước đây, hành vi này chủ yếu tập trung ở người lớn tuổi và ít phổ biến hơn ở các nhóm tuổi khác.

Từ khi Trung Quốc thông qua luật chống lãng phí thực phẩm, sự ưa chuộng đối với nhóm thực phẩm này ngày càng tăng, tạo nên một trào lưu hoàn toàn mới cho những người tiêu dùng trẻ hơn – một nhóm trên mạng xã hội mang tên “Tôi yêu thực phẩm sắp hết hạn” trở nên rất sôi động trên nền tảng mạng xã hội Douban của Trung Quốc, với hơn 87.000 thành viên và ngày càng nhiều người quan sát – phần lớn là đối tượng người tiêu dùng trẻ tuổi hơn, chia sẻ kinh nghiệm và bí quyết tìm mua các thực phẩm này.

Theo hãng nghiên cứu iiMedia Research, nhóm người tiêu dùng trẻ hơn từ 26 – 35 chiếm khoảng 47,8% lượng mua thực phẩm sắp hết hạn tại Trung Quốc. Ngoài là xu hướng mới và được cổ xúy bởi luật chống lãng phí thực phẩm các nhà phân tích cũng cho rằng các nhu cầu kinh tế như áp lực từ giảm lương và giá thuê nhà cao cũng như các chiến dịch khích lệ văn hóa thanh đạm cũng đang thúc đẩy người tiêu dùng trẻ tăng mua các thực phẩm sắp hết hạn.

Theo Food Navigator Asia

Admin

Trung Quốc tích trữ hơn một nửa ngũ cốc toàn cầu, đẩy giá ngũ cốc tăng

Bài trước

Trung Quốc thúc đẩy giảm lãng phí thực phẩm

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chính sách