Cuộc chiến thương mại, El Nino, dịch tả lợn châu Phi (ASF) là những tác động ngoại cảnh lên ngành ngũ cốc và hạt có dầu. Tăng trưởng tiêu dùng protein động vật sẽ tiếp diễn trong năm 2019 nhưng chỉ tăng thêm 1 triệu tấn đối với tất cả các mặt hàng thịt bò, lợn và gia cầm, so với mức tăng 4 triệu tấn trong năm 2018. Tăng trưởng tại Mỹ dự báo ở mức cao, đặc biệt là thịt lợn. Ngược lại, sản xuất thịt lợn tại Trung Quốc sẽ tiếp tục chậm lại do dịch tả lợn, trong khi sản xuất gia cầm là động lực tăng trưởng chính tại EU.

Triển vọng giá hàng hóa nông sản dự báo sẽ chịu tác động bởi thương mại và giá đường thấp tại một số khu vực như EU sẽ dẫn tới sự dịch chuyển sang tăng diện tích trồng ngũ cốc. Rủi ro El Nino cũng hiện diện khi khả năng diễn ra El Nino là 80%.

Tác động lên ngành ngũ cốc và hạt có dầu ở chỗ nhu cầu đối với TACN sẽ tăng lên tại Mỹ do tăng trưởng của ngành chăn nuôi lợn, nhưng sẽ suy giảm tai Trung Quốc. Giá lúa mỳ, ngô và đậu tương dự báo sẽ biến động mạnh do cuộc chiến thương mại và sự chuyển dịch sản xuất sang ngũ cốc.

Các thiệt hại kinh tế do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc

Tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm 0,7 điểm phần trăm đến năm 2030 so với kịch bản không xảy ra cuộc chiến thương mại nếu các hạn chế thương mại hiện nay vẫn tồn tại. Trong trường hợp căng thẳng leo thang, tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm 2 điểm phần trăm. Trong cả hai trường hợp, người dân Trung Quốc sẽ chịu gánh nặng kinh tế nặng nề hơn người dân Mỹ về trung bình. Nông dân Mỹ không phải là công dân Mỹ xét về trung bình nên khó đánh giá tác động nhưng nông dân trồng đậu tương Mỹ chắc chắn chịu tác động mạnh từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc.

Tác động của Brexit lên ngành ngũ cốc và hạt có dầu Anh sẽ mạnh hơn đối với EU

Brexit sẽ có tác động mạnh lên nông dân, người tiêu dùng và ngành ngũ cốc – hạt có dầu. Sau thời kỳ chuyển giao, xuất khẩu lúa mỳ và lúa mạch Anh sang EU, vốn rất lớn, sẽ giảm theo hệ thống hạn ngạch thuế và đối mặt với các chính sách thuế nhập khẩu nếu không có một thỏa thuận thương mại cụ thể được chốt. Xuất khẩu lúa mỳ Đức và Pháp sang Anh có thể cũng đối mặt với nhiều rào cản. Ngoài ra, các thay đổi bất lợi cho ngành chăn nuôi và bò sữa Anh cũng sẽ tác động tiêu cực lên nhu cầu TACN tại Anh.

Chính sách giảm sử dụng kháng sinh của Trung Quốc tác động lên toàn chuỗi giá trị

Các nhà sản xuất TACN Trung Quốc sẽ nâng cấp các công thức TACN do tỷ lệ dinh dưỡng và thành phần nguyên liệu cho là trọng tâm của chính sách TACN không kháng sinh. Ngoài ra, công nghệ chế biến TACN sẽ được cập nhật mới. Hơn nữa, các tiêu chuẩn TACN protein mới sẽ mang đến những thay đổi lớn. Các nhà sản xuất TACN sẽ phải chú ý hơn tới chất lượng nguyên liệu thô và sự ổn định nguồn cung TACN không kháng sinh, đồng thời thích nghi với các tiêu chuẩn hàm lượng bột đậu tương mới đẻ giảm sử dụng bột đậu tương.

Khu vực dịch vụ ăn uống thúc đẩy tiêu dùng thịt gia cầm tại châu Á

Tiêu dùng thịt gia cầm tại Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia và Philippines tăng trưởng mạnh hơn trung bình toàn cầu trong 5 năm qua và sẽ tiếp diễn khi thay đổi nhu cầu tiêu dùng tại những nước này xuất phát từ: (1) hợp túi tiền và tiện lợi; (2) sức ảnh hưởng ngày càng tăng của thế hệ thiên niên kỷ; và (3) khu vực dịch vụ ăn uống sẽ trở thành kênh thị trường quan trọng hơn bán lẻ. Tăng trưởng nhu cầu thịt gia cầm của khu vực sẽ có tác động tích cực lên sử dụng TACN và nhập khẩu ngũ cốc-hạt có dầu, có khả năng dẫn tới việc xây dựng ngành chế biến đậu tương tại Indonesia.

Sử dụng dữ liệu để cải thiện hoạt động

Dữ liệu ngày càng trở thành một công cụ bắt buộc cho hoạt động kih doanh để cải thiện hiệu quả hoạt động, qua đó thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và khả năng sinh lời, phần nào yêu cầu các khoản đầu tư lớn. Trong ngành ngũ cốc và hạt có dầu, các phân tích dữ liệu cần phải cải thiện do các hệ thống thường không cập nhật tốt nên tính sẵn có của dữ liệu lẫn việc tập hợp và phân tích dữ liệu đều cần cải thiện.

Giải pháp thay thế cho những người hảo ngọt

Các công ty thực phẩm và đồ uống đang cam kết giảm lượng đường trong danh mục sản phẩm của họ. Việc phối trộn các chất thay thế đường khác nhau thường được sử dụng để giải quyết các thách thức về hương vị, chi phí, pháp lý và nhãn mác thân thiện với người tiêu dùng. Một công thức thay thế hoàn hảo vẫn chưa ra đời. Bên cạnh đường, tình hình hiện nay cũng đang gây ảnh hưởng tiêu cực lên các chất làm ngọt làm từ ngũ cốc như syrup ngô hàm lượng fructose cao (HFCS).

Thật đặc biệt, thật sáng tạo: Thế hệ thiên niên kỷ thích điều này

Các xu hướng người tiêu dùng đang thay đổi. Người tiêu dùng trẻ tại Brazil đang tìm kiếm các trải ngiệm mới, sáng tạo và sản phẩm có khả năng truy xuất nguồn gốc. Tâm lý này là động lực thúc đẩy thị trường cà phê đặc sản, mang tới những khoản đầu tư mới cho ngành này cũng như các công thức thương mại mới cho các sản phẩm này. Những thay đổi như vậy trong xu hướng người tiêu dùng không chỉ diễn ra ở Brazil hay trong ngành cà phê, nên các loại ngũ cốc và hạt có dầu cũng có thể nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với các mặt hàng đặc sản, vốn yêu cầu khả năng truy xuất nguồn gốc cao hơn.

Giảm lãng phí thực phẩm và nền kinh tế thực phẩm khép kín

Nhằm thiết kế hệ thống giảm lãng phí thực phẩm, các công ty thực phẩm lớn trong chuỗi giá trị đang tăng cường hợp tác. Mọi chiếc bánh mì ẩm mốc, mọi chai sữa bị chua, mỗi miếng thịt rán bị trả lại bếp đều cần ngũ cốc và hạt có dầu trong quá trình sản xuất chế biến. Giảm lãng phí thực phẩm đang rất được chú ý và đang tiên triển nhanh nên sẽ làm chậm lại tăng trưởng tiêu dùng ngũ cốc và hạt có dầu trong chuỗi thực phẩm.

Theo Rabobank
Admin

Trung Quốc lên kế hoạch thúc đẩy tiêu dùng ngũ cốc trong một thập kỷ

Bài trước

Ấn Độ dự báo tăng trưởng kinh tế 2024/25 là 6,4%, chậm nhất trong bốn năm

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc