Công nghệ

Blockchain và thiết bị cảm biến hiện đại ngày càng khả thi cho truy xuất nguồn gốc, ngăn ngừa ngộ độc và lãng phí thực phẩm

Khoảng 600 triệu người gặp vấn đề ngộ độc thực phẩm hàng năm, theo Tổ chức Y tế Thế giới, và khiến 420.000 trường hợp tử vong. Khi một vụ ngộ độc thực phẩm diễn ra, các nhà điều tra phải dành nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần, để truy xuất tới nguồn gốc vấn đề. Trong thời gian đó, có thể có thêm nhiều người gặp vấn đề với thực phẩm và một lượng lớn thực phẩm lành mạnh có thể bị nhiễm độc theo.

Tìm ra nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm có thể là một công việc diễn ra chậm chạp khi các luồng luân chuyển thực phẩm rất phức tạp. Từ đồng ruộng tới bàn ăn, các bản ghi chép đường đi của các luồng luân chuyển này lại phân tách theo các hệ thống địa phương, vốn thường không kết nối lẫn nhau.

Một cặp công nghệ được cho là sẽ giúp giảm thiểu cả vấn đề ngộ độc thực phẩm lẫn lãng phí thực phẩm. Đầu tiên, một ứng dụng sáng tạo từ nền tảng công nghệ blockchain (nổi tiếng hơn trong lĩnh vực quản lý tiền ảo) đang bắt đầu giúp giải quyết vấn đề truy xuất nguồn gốc. Thứ hai, công nghệ đóng gói thực phẩm cải tiến đang mang đến các phương tiện mới để thu thập thông tin như liệu thực phẩm có đang được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp và liệu thực phẩm đã bắt đầu bước vào giai đoạn thoái hóa chất lượng hay chưa.

Blockchain là một hệ thống tài khoản phi tập trung, trong đó mỗi bên được ghi nhận theo chuỗi theo nhiều khối xác định được lưu trữ  trong các máy tính tại nhiều địa điểm khác nhau. Cấu trúc rườm rà này làm giảm động lực giả mạo của bất cứ bên nào, tạo nên các bản ghi chép giao dịch đáng tin cậy. Một nền tảng đám mây dựa trên blockchain đã được phát triển cho ngành thực phẩm - IBM Food Trust – hiện đang được áp dụng bởi các nhà kinh danh thực phẩm lớn. Bằng cách kết nối những người nông dân, các nhà phân phối và các nhà bán lẻ trên một nền tảng blockchain chung, Food Trust tạo nên một kho lưu trữ đáng tin cậy của một luồng thực phẩm cụ thể từ đầu đến cuối chuỗi cung ứng. Trong một lần kiểm tra sử dụng công nghệ này, Walmart đã truy xuất nguồn gốc của một thực phẩm có vấn đề chỉ trong vài giây; với các thông tin hỗn hợp từ các bản ghi tay và bản ghi điện tử. Hoat động này từng phải hoàn thành trong nhiều ngày.

Với công nghệ này, các nhà bán lẻ và các nhà hàng có thể loại bỏ các hàng hóa có vấn đề ra khỏi luồng phân phối gần như ngay lập tức và chỉ tiêu hủy phần dự trữ từ cùng một nguồn (ví dụ, một người sản xuất cụ thể một loại rau diếp), thay vì lãng phí toàn bộ các nguồn dự trữ của loại hàng hóa này. Nhiều công ty lớn trong ngành kinh doanh thực phẩm - Walmart, Carrefour, Sam’s Club, Albertsons Companies, Smithfield Foods, BeefChain, Wakefern Food (công ty mẹ của ShopRitet) và Topco Associates (một tổ hcức mua hàng theo nhóm) – đã tham gia sáng kiến này. Các tổ chức khác cũng đã bước đầu triển khai công nghệ blockchain để tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc.

Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm từ bước đầu, các phòng thí nghiệm nghiên cứu và các công ty đang phát triển các thiết bị cảm biến nhỏ có thể giám sát chất lượng và tính an toàn của thực phẩm trên các pallet, các hôp hay thậm chí thực phẩm đóng gói. Ví dụ, Timestrip UK và Vitsab International đã phát triển độc lập các mác cảm biến có thể thay đổi màu sắc khi một sản phẩm tiếp xúc với mức nhiệt độ cao hơn khuyến nghị, và Insignia Technologies bán một loại cảm biến thay đổi dần màu sắc sau khi một hộp đóng gói thực phẩm được mở và thông báo thời gian thực phẩm nên được vứt bỏ. (Màu sắc thay đổi nhanh hơn nếu sản phẩm không được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp). Các thiết bị cảm biết cho biết các hiệu ứng phụ ở thể khí của một loại thực phẩm đang bắt đầu hỏng cũng đang được phát triển. Ngoài ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, các thiết bị cảm biến này cũng có thể giúp giảm lãng phí thực phẩm khi cho biết một thực phẩm vẫn ở mức an toàn để ăn.

Chi phí hiện vẫn là rào cản lớn nhất trong ứng dụng các thiết bị cảm biến này. Cho tới này, nhu cầu của ngành thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và hạn chế lãng phí thực phẩm đang thúc đẩy công nghệ này và blockchain tiếp tục phát triển các ứng dụng.

Theo World Economic Forum
Admin

Công nghệ mới cho phép bảo quản vải thiều lên đến 18 tháng

Bài trước

Nước mía cô đặc đông lạnh Việt Nam được cấp bằng sáng chế tại Mỹ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Công nghệ