0

Do các xu hướng giao đồ ăn dùng ứng dụng trực tuyến mạnh lên bất thường bởi đại dịch, các nền tảng công nghệ đang bỏ ra những khoản đầu tư mạnh mẽ để tận dụng nhu cầu tăng vọt đối với dịch vụ này hiện nay.

Peter Christou, giám đốc thương mại của Kantar Worldpanel Vietnam, cho biết Việt Nam ghi nhận tăng trưởng mạnh về giao hàng thực phẩm trực tuyến do COVID-19, và xu hướng này có thể sẽ kéo dài trong suốt năm 2021 xét tới diễn biến hiện nay của COVID-19 và thái độ “lạc quan thận trọng” của người tiêu dùng, doanh nghiệp và các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam, tăng trưởng của ngành giao thực phẩm dự báo vẫn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới. Ông Christou nhấn mạnh rằng các dấu hiệu sứm cho thấy thói quen này ngày càng trở nên vững chắc khi mức chi tiêu cho dịch vụ giao thực phẩm trực tuyến vẫn ổn định, ngay cả khi các lệnh hạn chế di chuyển được nới lỏng và chi tiêu ngoài hộ gia đình bắt đầu phục hồi khi các nhà hàng/cửa hàng mở cửa trở lại.

Giao thực phẩm trực tuyến được sử dụng từ 1 lần/tuần trở lên bởi ơn 20% dân số tại thành phố Hồ Chí Minh – một trong những thị trường có mật độ sử dụng cao nhất và một số nhận định cho rằng vẫn còn dư địa tăng tiếp. Nhận ra tiềm năng to lớn của thị trường, các nhà đầu tư bắt đầu đổ tiền vào lĩnh vực này. Gần đây nhất, Loship thông báo khoản đầu tư mới nhất từ nhà đồng sáng lập Skype Jaan Tallinn, người đã tham gia hoạt động đầu tư này thông qua MetaPlanet Holdings. Bình luận về khoản đầu tư mới nhất này, CEO Loship Nguyễn Hoàng Trung cho biết hiện công ty đang cân nhắc một số vấn đề. “Đầu tiên là mở rộng thị trường – Loship vốn đã có một dấu ấn nhất định và đang tìm kiếm mở rộng thị trường nhiều hơn. Thứ hai, một phần lớn khoản đầu tư này sẽ được dùng để nâng cấp ứng dụng và tăng cường năng lực công nghệ. Cuối cùng là tăng cường các chiến lược marketing để củng cố vị thế của Loship trên các thị trường hiện có”.

Ông nhấn mạnh rằng thị trường giao thực phẩm trực tuyến sẽ vẫn rất cạnh tranh trong ít nhât 2 – 3 năm tới. Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho giao hàng thực phẩm, bao gồm thị trường rộng lớn, cơ sở người dùng đáng kể, tỷ lệ sử dụng internet và di động cao, cùng các yếu tố khác. Do đó, thị trường này thu hút rất nhiều doanh nghiệp muốn thâu tóm thị phần. “Các hệ thống ngân hàng điện tử được đơn giản hóa và logistics dịch vụ thực phẩm được cải thiện, cộng với lối sống của người tiêu dùng thay đổi, cũng là những yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng thị trường giao thực phẩm trực tuyến”, ông cho hay. “Ngoài ra, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam sẽ tiếp tục thăng hoa và thu hút các khoản đầu tư, cho phép các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh vơi snước ngoài. Chúng tôi tin rằng môi trường hiện nay sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp nội địa như Loship”.

Tương tự, Xiaole Kuang, trưởng kỹ thuật về các vấn đề giao hàng tại Grab, cho biết giao thực phẩm trực tuyến sẽ trở thành một dịch vụ phổ thông. Grab đang xây dựng và thử nghiệm công nghệ hiện nay để mang đến trải nghiệm hài lòng cho người dùng khi họ tìm kiếm và chờ đợi thực phẩm được mang đến. Đối với khách hàng, GrabFood hiện có 5 bước của chức năng đặt hàng trên ứng dụng – yêu cầu giao hàng, tự tới lấy, đặt lịch giao hàng và đặt hàng theo nhóm, và các lựa chọn kết hợp. Đồng thời, Grab cũng nghiên cứu một số sản phẩm công nghệ cuối để chốt đơn hàng hiệu quả hơn cho các đối tác bán hàng. Thực vậy, đối tác bán hàng của GrabFood đã tăng 3 lần trong 3 quý đàu tiên của năm 2020 với giá trị đơn hàng trung bình tăng 26%. GrabFood hoạt ođọng trên 18 tỉnh thành với tốc độ giao hàng trung bình 20 phút/đơn hàng.

Tuần trước, Gojek triển khai một ứng dụng đặc biệt cho các đối tác của GoFood, GoBiz tại Việt Nam. Hơn 80% nhà hàng và quán ăn trên Gojek đang sử dụng GoBiz mỗi ngày, giúp giảm thời gian giao đồ từ nhà hàng tới khách hàng lên tới 50% và tăng số lượng đơn hàng hoàn thành 300%.

Các tên tuổi khác trên thị trường cũng đang đẩy nhanh vận hành. Beamin gần đây đã xuất hiện tại thành phố Đà Nẵng, đánh dấu sự mở rộng vào khu vực miền Trung. Đồng thời, Now của Foody đang đa dạng hóa các dịch vụ vận chuyển từ thực phẩm và thuốc tới hoa để cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh khác.

Một khảo sát do Q&Me thực hiện cho thấy GrabFood hoặc Now hiện là các ứng dụng giao đồ ăn được ưa chuộng nhát, với Beamin và GoFood bám sát phia ssau. GrabFood và Nơ hiện vẫn đang thống trị thị trường nhưng Beamin đang tăng trưởng tốt nhất. “Rõ ràng, cuộc cạnh tranh sẽ càng khốc liệt và những tên tuổi chiến thắng là những bên có đối tác tốt và mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng”, ông Christou chỉ ra rằng thách thức lớn nhất đối với các nền tảng giao đồ ăn là làm sao để thu hút các nhà đầu tư để mở rộng thị trường.

Theo VIR

Admin

Các nhà vận hành dịch vụ giao đồ ăn tại Thái Lan giảm chiết khấu

Bài trước

Mua sắm thực phẩm trực tuyến dự báo tiếp tục bùng nổ sau đại dịch

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Công nghệ