Mảng kinh doanh giao hàng thực phẩm trực tuyến đang tích lũy động lớn sau khi hàng loạt các nền tảng trực tuyến triển khai các dịch vụ cho những người vẫn tiếp tục dành nhiều thời gian tại nhà trong và sau cách ly xã hội.
Trong cuộc khủng hoảng y tế công chưa từng có tiền lệ, nhiều nhà hàng đang vật lộn để tồn tại. Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực phẩm, Chợ Tốt hợp tác với Unilever Food Solutions để bổ sung danh mục thực phẩm vào chợ trực tuyến. Tính năng mới này cho phép các chủ nhà hàng bán thực phẩm mà không phải trả phí hoặc hoa hồng cho các trung gian ngoài.
Từ khi thử nghiệm, Chợ Tốt Food chứng kiến tăng trưởng lưu lượng khách trung bình tới 40% với số đơn hàng lên tới 26%. CEO Nguyễn Ngọc Hải Dương trả lời phỏng vấn VIR cho hay dịch vụ mua sắm và giao thực phẩm trực tuyến tại Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ hơn bao giờ hết kể từ khi COVID-19 bùng nổ và ngày càng nhiều các nhà kinh doanh thực phẩm tham gia vào các nền tảng giao đồ ăn lớn. “Tuy nhiên, các nhà kinh doanh thực phẩm và nhà hàng nhỏ không thể chi trả mức hoa hồng cao và cần các lựa chọn khác. Chợ Tốt Food được triển khai để hỗ trợ các cửa hàng trong nước đang tăng cường sự hiện diện trực tuyến của họ trước hơn 1,6 triệu lượt khách của trang Chợ Tốt mỗi ngày”.
Tương tự, các khách hàng có thể đặt mua thực phẩm trực tuyến trên Shopee, được tích hợp Now.vn của Foody vào nền tảng này. Các nhà vận hành thương mại điện tử khác như Tiki và Lazada cũng nhảy vào lĩnh vực này khi triển khai các dịch vụ giao thực phẩm trong giai đoạn bùng phát dịch virus corona. Khách hàng có thể dễ dàng mua trái cây, thịt tươi và rau từ cả hai nền tảng này với dịch vụ giao hàng từ 2 – 3h.
Bà Vũ Ánh Tuyết, giám đốc nhân sựt ại Lazada Việt Nam, cho biết bán thực phẩm tươi vốn là một phần trong chiến lược dài hạn tại Việt Nam và đại dịch này chỉ là yếu tố đấy nhanh kế hoạch. Công ty có cách tiếp cận rất cụ thể nhằm đảm bảo rằng phân khúc hàng thực phẩm tươi trên nền tảng này không chỉ có chất lượng cao và đáng tin cậy mà còn được giao nhanh, đặc biệt khi người tiêu dùng Việt Nam rất tiện ghé các chợ. “Chúng tôi phải vận hành hoàn hảo thì mới có thể thắng trong phân khúc thực phẩm tươi. Lợi thế duy có của Lazada trong bán các thực phẩm tươi cho khách hàng năm ở năng lực logistics của chúng tôi, với lịch giao hàng trong vòng 2h cho khách hàng thành vhị, phủ khắp phần lớn các khách hàng sử dụng thương mại điện tử tại Việt Nam”.
Các nền tảng trực tuyến lớn như Now.vn, GrabFood, GoFood, và các nhà bán lẻ lớn như VinMart, Big C, và Saigon Co.op đều đã triển khai các dịch vụ tương tự để mở rộng các mô hình mua sắm trực tuyến. Khách hàng hiện có thể cài đặt các ứng dụng GO! & Big C dể mua sắm thực phẩm tươi và khô tại Big C và Saigon Co.op cũng ghi nhận số các đơn hàng trực tuyến tăng 10 lần trong tháng 3.
Một nhà bán lẻ khác BRGMart cũng đã ra mắt ứng dụng BRG Shopping vào tháng 4 – thời điểm cao điểm kiểm soát dịch tại Hà Nội, để tận dụng nhu cầu tăng mạnh đối với thực phẩm và hàng hóa thiết yếu. Giao hàng thực phẩm tươi và khô trực tuyến đang tăng phi mã. Khảo sát mới nhất của hãng cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường Q&Me cho thấy khoảng 75% người trả lời từng sử dụng các dịch vụ giao thực phẩm và 24% là những người dùng mới của dịch vụ này do COVID-19.
Tuần trước, Grab cũng tung ra các số liệu tăng trưởng chính thức trong giai đoạn đại dịch. Chỉ 1 tuần sau khi triển khai GrabMart, số đơn hàng mua thực phẩm khô tăng mạnh 91%. Con số này đạt mức cao đỉnh điểm vào 31/3 do lệnh giãn cách xã hội áp dụng toàn quốc. Đồng thời, GrabFood ghi nhận giá trị trung bình của mỗi đơn hàng tăng 26% do nhiều gia đình dùng bữa tại nhà cùng nhau.
Theo Q&Me, các ứng dụng giao hàng mang đến giải pháp dễ dàng, đồng thời các ứng dụng dành riêng cho hoạt động này có tốc độ và chất lượng tốt hơn, thường có chi phí cao hơn. GrabFood là ứng dụng phổ biến nhất với 79% người trả lời hiện có ứng dụng này, theo sau là Now và GoFood với tỷ trọng lần lượt là 56% và 41%.
Một nghiên cứu gần đây của hãng nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel cũng chỉ ra rằng COVID-19 đang khuyến khích người tiêu dùng Việt Nam thử những trải nghiệm mới. Số khách hàng mới tham gia mua sám trực tuyến và các siêu thị mini tăng vọt trong mảng hàng hóa tiêu dùng nhanh. Hệ quả là cả hình thức mua sắm trực tuyến và siêu thị trực tuyến đều đạt mức kỷ lục về cơ sở khách hàng trong số liệu lịch sử 4 tuần liên tiếp.
Tuy nhiên, một số rào cản đối với sự phát triển các kênh mới nổi này sau khủng hoảng. Theo Q&Me, 25% người dùng không sử dụng dịch vụ giao hàng vì họ có thể tự nấu và lo ngại về chất lượng thực phẩm và chi phí vận chuyển.
Ông Nguyễn Đức Tài, chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Thế giới Di động, hiện vận hành chuỗi Bách Hóa Xanh, ghi nhận doanh thu trực tuyến tăng 1,5 lần trong thời gian dịch, chỉ ra khoảng cách vận chuyển dài là vấn đề do các trung tâm phân phối đều cách xa người tiêu dùng. Nếu các chuỗi có thể rút ngắn khoảng cách vận chuyển trung bình từ 5km xuống 2 – 3km thì sẽ đẩy chi phí vận chuyển giảm mạnh.
Bất chấp các thách thức này, các chuyên gia đều cho rằng theo đuổi mục tiêu số hóa có vẻ là cách phổ biến và liên quan nhất để đối phó với COVID-19, ít nhất là tối thiểu hóa thiệt hại. Với một số thay đổi và thành tựu có thể là ngắn hạn, nhiều nhà vận hành sẽ tìm cách duy trì các xu hướng này trong dài hạn và cần suy nghĩ lại về các chiến lược lẫn các đối tác với các chuỗi bán lẻ lớn để đặt ra một bộ quy tắc mới.
Theo VIR
Bình luận