0

Người tiêu dùng Trung Quốc đã có khoảng thời gian khó khăn khi giá thủy sản tăng tới gần 50% so với cùng kỳ năm 2020, đánh dấu cú rung lắc mới nhất trong ngành thực phẩm lớn này của Trung Quốc, sau khi dịch tả lợn khiến giá thịt lợn từng tăng gấp 3 lần trong năm 2019.

Cá trước đây là một trong những nguồn protein rẻ nhất tại Trung Quốc nhưng nay đang ngày càng đắt đỏ so với thịt gà và gần đây còn có giá cao hơn cả thịt lợn. Giá bán buôn trung bình 4 loại cá nước ngọt mà Bộ Nông nghiệp Trung Quốc theo dõi đã tăng vọt gần 40% so với năm 2020, theo báo cáo chính thức mới nhất, và một số loại cá được ưa chuộng như cá chép cỏ  thậm chí còn có giá cao hơn. Cuối tháng 8/2021, giá cá chép cỏ tại Trung Quốc trung bình là 21,06 NDT/kg (3,27 USD/kg), tăng khoảng 60% so với cùng kỳ năm 2020, trong khi giá thịt lợn giảm xuống còn 20,8 NDT/kg, theo dữ liệu chính thức cho thấy. Trong khi giá thịt lợn giảm mạnh tới 60% trong năm 2021 nhờ sản lượng tăng và các ổ dịch tả lợn mới đẩy tâm lý bán tháo lợn tới các lò mổ, giá trên thị trường cá tăng mạnh đã đẩy chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc tăng tháng thứ 6 liên tiếp.

Sự cộng hưởng của các vấn đề nguồn cung do mưa giảm tại một số khu vực gây tác động lên sản lượng cá nuôi tại Trung Quốc trong năm 2021, nhu cầu cá lại tăng mạnh kể từ khi dịch tả lợn đẩy giá thịt lợn tăng cao và khuyến khích người tiêu dùng đa dạng hóa nguồn hấp thụ protein. “Về phía cung, sự cộng hưởng của các quy định hướng tới sinh thái, hạn chế khu vực dùng để nuôi cá và chi phí TACN ở mức cao, cùng với một số chi phí cũng tăng, đang được chuyển sang ví người tiêu dùng”, theo ông Darin Friedrichs, nhà phân tích tại StoneX. “Trong khi giá thịt lợn gần đây giảm, giá mặt hàng này đã ở mức cao trong suốt 2 năm và người tiêu dùng đã đa dạng hóa thực đơn, tăng tiêu dùng cá”.

Tác động của đại dịch COVID-19 lên các chuỗi cung ứng toàn cầu cũng có tác dụng đẩy giá cá nội địa tăng, sau khi Trung Quốc tạm ngừng nhập khẩu thủy sản từ nhiều nước do phát hiện dấu vết virus corona trên một số lô hàng, càng làm giảm nguồn cung.

Chi phí sản xuất cao

Động lực làm sạch môi trường trên diện rộng đã thúc đẩy Trung Quốc hạn chế nuôi cá dọc các tuyến đường thủy lớn trong những năm gần đây, dẫn tới giảm số lượng trại nuôi cá. “Khai thác thủy sản bị cấm trên nhiều con sông và trong các lồng lưới do chính phủ tăng cường các chính sách bảo vệ môi trường”, theo một nhà sản xuất thức ăn cho cá tại miền đông Trung Quốc cho hay.

Chi phí thức ăn thủy sản liên tục tăng là một yếu tố khác kéo giá cá  tăng. Các nguyên liệu thức ăn cho cá chính như hạt cải, đậu tương và bột hạt bông đồng loạt tăng, theo các nhà sản xuất cho hay đã phải nâng 3 lần giá các sản phẩm thức ăn cho cá từ tháng 5 tới nay, với tổng mức tăng lên tới 20%. “Cá chép bạc, làm ví dụ, thường có giá rẻ hơn cả đậu phụ, nhưng nay đã có giá gấp đôi giá đậu phụ”.

Tác động của dịch bệnh

Dư âm của dịch tả lợn có tác động lan tỏa khắp ngành protein tại Trung Quốc. Giá thịt lợn cao kỷ lục trong năm 2019 và 2020 khuyến khích nông dân tăng cường chăn nuôi lợn, nhưng hệ quả là nguồn cung tăng vọt trong năm 2021 – cộng hưởng với nguồn cung nhập khẩu thịt cao kỷ lục và các ổ dịch tiếp tục phát sinh – đã kéo theo sự sụp đổ của giá lợn hơi và giá thịt lợn, khiến ngành này bắt đầu lao đao. “Bùng phát dịch tả lợn, từng dẫn tới thiếu hụt nguồn cung thịt lợn và giá cao kỷ lục, tác động lan tỏa sang mở rộng tiêu dùng cá”, theo Barsali Bhattacharyya từ Economist Intelligence Unit (The EIU).

Nỗi lo ngày càng tăng về an toàn thực phẩm cũng làm thay đổi thái độ của người tiêu dùng. “Sau đại dịch COVID-19, nỗi lo về các dịch bệnh từ động vật hoang dã sẽ càng khiến người tiêu dùng Trung Quốc dịch chuyển sang cá”, theo ông Bhattacharyya. Tiêu dùng thịt lợn của Trung Quốc – loại thịt đươcj tiêu dùng phổ biến nhất tại nước này, đã giảm 25% từ năm 2018 đến năm 2020, và vẫn thấp hơn mức đỉnh năm 2014, theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Triển vọng tiêu dùng cá tại Trung Quốc vẫn mạnh nhưng Trung Quốc dự báo chiếm 40% mức tăng trong nhu cầu thực phẩm trong tăng trưởng cá lên 180 triệu tấn đến năm 2029, theo báo cáo của FAO. Điều này nghĩa là giá bán buôn cá hiện tương đương thịt lợn, một số người sẽ chuyển từ cá sang thịt lợn, nay có thể gây tác động kéo thị trường thịt lợn và giảm nhiệt thị trường cá. “Do giá thịt lợn đã quay trở lại mức bình thường, tiêu dùng các loại protein thay thế sẽ giảm tương đối, bao gồm nhu cầu đối với cá”, theo một nhà phân tích tại Trung Quốc,

Theo Reuters

Admin

Các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước Indonesia cung cấp khoản vay 1,84 tỷ USD để đảm bảo nguồn cung thực phẩm

Bài trước

Nguồn cung thực phẩm chính toàn cầu năm 2024 sẽ căng thẳng do thời tiết khô hạn, chính sách hạn chế xuất khẩu

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản