Thực phẩm và Đồ uống

Đòn giáng virus corona lên xuất khẩu nông sản, doanh nghiệp nỗ lực tìm giải pháp

0

Giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 8/2021 giảm 6% so với tháng 7. Theo các doanh nghiệp, Theo các doanh nghiệp, ngay cả khi các địa phương miền Nam nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, chỉ 40% doanh nghiệp có thể phục hồi sau đại dịch nếu chính phủ không triển khai bất cứ gói cứu trợ khẩn cấp nào cho các công ty chịu thiệt hại nặng bởi COVID-19.

Theo Tổng cục Thống kê (GSO), ngành nông nghiệp đạt giá trị xuất khẩu 1,89 tỷ USD trong tháng 6, 2,07 tỷ USD trong tháng 7 nhưng giảm xuống còn 1,75 tỷ USD trong tháng 8. Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam giảm mạnh trong tháng 8. Tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) ông Trương Đình Hòe cho biết chỉ 30 – 40% các công ty thủy sản tại các địa phương phía Nam áp dụng được mô hình 3 tại chỗ. Công suất sản xuất của các doanh nghiệp này cũng giảm 50 – 60% do nhiều công nhân bỏ việc để tránh rủi ro nhiễm COVID-19, dẫn tói công suất sản xuất toàn khu vực giảm tới 60 – 70%.

Xuất khẩu tôm – một trong những thế mạnh của khu vực ĐBSCL - cũng ghi nhận giảm mạnh do tình trạng tạm ngừng hoạt động của các nhà máy chế biến tôm. Giá tôm của Việt Nam giảm mạnh trong khi giá tôm trên thị trường thế giới đang trên đà tăng. Các doanh nghiệp chế biến – xuất khẩu tôm và cá tra đang đối mặt với hàng loạt thách thức do các quy định ngăn ngừa COVID-19 đối với vận chuyển liên tỉnh, gây ra đứt gẫy chuỗi cung ứng và vận chuyển hàng hóa tới cá siêu thị, trung tâm mua sắm và các nhà máy chế biến thủy sản cho xuất khẩu, theo tổng giám đốc CTCP thủy sản Minh Phú, ông Lê Văn Quang cho biết tại một hội nghị gần đây về sản xuất và tiêu thụ nong thủy sản những tháng cuối năm 2021.

Bên cạnh đó, nhiều nhà máy xay xát lúa gạo tại khu vực ĐBSCL cũng phải gửi những lời cáo lỗi về việc giao hàng trễ tới các đối tác do tình trạng đứt gẫy chuỗi cung ứng khi các biện pháp giãn cách xã hội tiếp tục áp dụng và thiếu container rỗng từ châu Á để giao hàng tới cho các khách hàng. Theo Bộ NNPTNT, giá gạo Việt 5% tấm đã giảm xuống mức 385 – 390 USD/tấn, mức thấp nhất trong 6 tháng qua và ước tăng trở lại mức 403 – 409 USD/tấn trong tuần đầu tháng 9.

Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, theo sau là Trung Quốc, EU, ASEAN, Hàn Quốc, và Nhật Bản. Tuy nhiên, các nước này có rất nhiều sự thay đổi trong các rào cản kỹ thuật thương mại (TBTs), đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động cải thiện công nghệ và quy trình sản xuất để đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật của các thị trường xuất khẩu lớn, theo phó giám đốc Văn phòng thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (Văn phòng SPS Việt Nam), ông Ngô Xuân Nam.

Trong hội nghị rà soát các hoạt động của Tổ công tác đặc biệt 970, được thành lập để giải quyết các vấn đề liên quan tới tiêu thụ nông sản giữa bối cảnh đại dịch do Bộ NNPTNT thành lập, các doanh nghiệp đề xuất Bộ tháo gỡ các khó khăn trong thu hoạch, cung cấp nguyên liệu thô và tiêu thụ nông thủy sản.

Khoảng 38.500 tấn cá tra vẫn chưa được thu hoạch, trong khi 90% các nhà máy chế biến tạm thời ngừng hoạt động do không thể triển khai mô hình 3 tại chỗ. Nhiều địa phương đã ưu tiên tiêm vắc xin cho công nhân làm việc trong các nhà máy chế biến nhưng lại không ưu tiên cho nông dân nuôi cá. Những nông dân nuôi cá này chưa được cấp giấy đi đường, theo phó giám đốc Sở NNPTNT Nguyễn Tấn Nhơn cho biết.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT, trưởng Tổ Công tác Đặc biệt 970 Trần Thanh Nam nhấn mạnh rằng tổ công tác sẽ ban hành văn bản về thành lập các nhóm thu hoạch cá tra tại 6 tỉnh của ĐBSCL và yêu cầu các sở Y tế, Công thương tại địa phương ban hành cơ chế cho phép các nhóm này tới thu hoạch nông sản theo các hướng dẫn an toàn khắt khe. Theo kế hoạch, một hội nghị trực tuyến về xúc tiến tiêu thụ nông sản giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì đã được tổ chức vào ngày 11/9. Bộ NNPTNT sẽ đề xuất cho chính phủ ban hành hướng dẫn về việc nối lại sản xuất nông sản trên toàn quốc.

Mặt khác, các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng tại các địa phương đã nỗ lực hết sức để giải quyết các vấn đề trong xúc tiến và tiêu thụ nông sản. Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai đã hình thành 2 khu công nghiệp chuyên về chế biến nông sản, bao gồm Phú Túc và Long Giáo, đồng thời triển khai các giải pháp mở rộng các thị trường xuất khẩu, như EU, Mỹ, Nhật Bản và Trung Đông. Đồng thời, tỉnh Cà Mau sử dụng internet và các hình thức trao đổi trực tuyến để tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, theo phó giám đốc Sở Công thương Dương Vũ Nam cho hay.

Liên quan tới ngành chế biến hạt tiêu, tham tán tại Văn phòng Thương mại Ngoại giao Việt Nam tại Ấn Độ, ông Bùi Trung Thưởng cho biết giá trị xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam sang Ấn Độ đạt khoảng 30 triệu USD hàng năm. Ông nhấn mạnh các nhà xuất khẩu Việt Nam nên phối hợp với nông dân và các HTX để đáp ứng các quy định an toàn thực phẩm và thúc đẩy chất lượng hạt tiêu Việt Nam.

Theo VNS

Admin

Xuất khẩu nông sản ghi dấu ấn trong quý 1/2024

Bài trước

Xuất khẩu nông sản bùng nổ những tháng đầu năm 2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc