Thủy sản

Các công ty thủy sản Việt Nam nỗ lực vượt qua thử thách COVID-19

0

Các công ty thủy sản đang nỗ lực giải quyết các vấn đề do làn sóng COVID-19 thứ tư, gây ra nhiều bất ổn trong nửa cuối năm 2021. Tuy nhiên, tốc độ tiêm văc xin và nới lỏng các hạn chế di chuyển tại nhiều nước, đặc biệt là Mỹ, có thể tác động tích cực lên ngành.

D các tỉnh miền Nam – thủ phủ ngành thủy sản Việt Nam, đang chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch hiện nay, nhiều hoạt động của các công ty thủy sản bị gián đoạn. Đại dịch nổ ra ngay vào thời điểm hoạt động xuất khẩu bước vào thời kỳ tăng tốc và nông dân bước vào vụ thu hoạch.

Với số ca COVID-19 tăng nhanh, chính quyền địa phương đã tiến hành nhiều biện pháp để kìm chế dịch bệnh, bao gồm chứng nhận xét nghiệm âm tính COVID-19 đối với tài xế vận chuyển hàng hóa, áp dụng mô hình ăn ở tại chỗ để duy trì sản xuất. Tính hiệu lực của các chứng nhận lại phụ thuộc vào từng tỉnh, một số tỉnh cho thời hạn hiệu lực 7 ngày, một số tỉnh chỉ trong 3 ngày. Ví dụ, tỉnh Bạc Liêu yêu cầu chứng nhận xét nghiệm chỉ có hiệu lực trong vòng 24h. Quy định về tính hiệu lực của chứng nhận âm tính COVID-19 không thống nhất giữa các tỉnh, gây ra rất nhiều khó khăn và gián đoạn trong vận chuyển.

Nhiều công ty thủy sản gặp khó khăn với các biện pháp này, dẫn tới tạm ngừng sản xuất. “Các doanh nghiệp thủy sản đang nỗ lực để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19”, theo ông Nguyễn Hoài Nam, phó tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho hay tại một hội nghị đánh giá thực trạng 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ cho 6 tháng cuối năm do Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ NNPTNT tổ chức tại Hà Nội hồi đầu tháng 6.

Hiện nay, 16/30 doanh nghiệp chế biến thủy sản tại KCN cảng cá Tắc Cậu tại xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, phải tạm ngừng hoạt động do không thể đảm bảo các biện pháp phòng dịch COVID-19. Các nhà máy chế biến thủy sản cũng đối mặt với tình trạng thiếu lao động do công nhân nhiễm bệnh phải vào ác khu vực cách ly và một bộ phận công nhân khác không đi làm do lo sợ nhiễm bệnh. “Đây là một thời gian cực kỳ khó khăn”, ông Trương Đình Hòe, tổng thư ký VASEP, trong một cuộc điện báo cho hay. “Chúng tôi đang tìm kiếm các giải pháp”.

Các công ty thủy sản khó giữ công nhân làm việc tại chỗ

Nhiều công ty chế biến thủy sản tại miền Nam đang đối mặt với khó khăn giữ công nhân làm việc tại chỗ giữa bối cảnh bùng phát COVID-19 theo yêu cầu của các nhà chức trách, theo ông Trương Đình Hòe, tổng thư ký VASEP. Để duy trì sản xuất, các doanh nghiệp được yêu cầu cung cấp bữa ăn và chỗ ở tại nhà máy cho công nhân. VASEP cho biết chỉ 30% các công ty chế biến thủy sản tại miền Nam có thể đáp ứng yêu cầu này. Số 70% còn lại buộc phải đóng cửa. Ngay cả những công ty duy trì được hoạt động cũng chỉ có thể huy động 30 – 50% lực lượng lao động để tuân thủ các yêu cầu giãn cách. Các quy định nghiêm ngặt này đã khiến công suất sản xuất trung bình của các công ty chế biến thủy sản giảm từ 40 – 50%.

Bên cạnh đó, chi phí sản xuất tăng vọt do họ phải chi trả phí xét nghiệm COVID-19 hàng tuần và cung cấp bữa ăn, chỗ ở tại nhà máy cho lực lượng lao động.

Giải quyết vấn đề

Để hỗ trợ doanh nghiệp giữa cuộc khủng hoảng hiện tại, VASEP đề xuất một đồng thuận giữa các tỉnh thành về thời gian cụ thể có hiệu lực của chứng nhận âm tính COVID-19, và phê duyệt áp dụng các kiểm tra kháng nguyên hoặc xét nghiệm nhanh, thay vì xét nghiệm PCR. Xét nghiệm nhanh có thể thực hiện tại các điểm kiểm soát chứng nhận xét nghiệm có hiệu lực trong vòng 24h. Ngày 29/7, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Văn bản số 5187/VPCP-CN về thuận lợi hóa vận chuyển hàng hóa trong đại dịch COVID-19. Ngoài ra, VASEP đề xuất đưa các lái xe vào danh sách ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 tại tất cả các địa phương.

Liên quan đến lao động, các công ty cần đảm bảo môi trường an toàn để khuyến khích công nhân quay trở lại các nhà máy chế biến như điều chỉnh ca làm việc, giãn cách các dây chuyền sản xuất, đo thân nhiệt, đeo khẩu trang và đặc biệt là tiêm vắc xin cho người lao động. Vào cuối tháng 7, Bộ NNPTNT cũng đã tổ chức hội thảo trực tuyến kết nối cung cầu các sản phẩm chăn nuôi và thủy sản giữa bối cảnh đại dịch để đảm bảo sản xuất và tiêu thụ, kết nối cung – cầu nông sản tại các tỉnh thành.

Các kết quả kinh doanh tích cực trong quý 2

Sau khi có kết quả kinh doanh yếu kém trong quý 1/2021, một số doanh nghiệp thủy sản đã ghi nhận kết quả kinh doanh tốt do các thị trường xuất khẩu lớn đã kiểm soát được đại dịch. Theo báo cáo tài chính quý 2/2021, tập đoàn Vĩnh Hoàn (VHC) đã báo tăng nhẹ 5,3% về doanh thu ròng lên gần 1.400 tỷ đồng (59,8 triệu USD). Trong quý 2/2021, doanh nghiệp dẫn đầu xuất khẩu cá tra này ghi nhận giảm lần lượt 2,6% và 62,4% giá vốn hàng bán và chi phí tài chính. Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế của tập đoàn tăng gần 52% lên 146,5 tỷ đồng. Trong quý 1/2021, lợi nhuận sau thuế của Vĩnh Hoàn giảm 13,5% so với cùng kỳ năm 2020 xuống còn 131,6 tỷ đồng. Trong nửa đầu năm 2021, doanh thu ròng của công ty xuất khẩu thủy sản này là 2.590 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2020. Nhưng lợi nhuận sau thuế tăng tới 91% lên 308,9 tỷ đồng.

CTCP Tập đoàn Camimex (CMX) cũng có kết quả kinh doanh tốt trong quý 2/2021, với doanh thu ròng hợp nhất tăng 68,4% so với cùng kỳ năm 2020 lên 718,1 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán của công ty là 653 tỷ đồng, cao gần gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế vẫn tăng 21% lên 21,6 tỷ đồng. Trong quý 1/20201, lợi nhuận sau thuế của tập đoàn này giảm 46% so với cùng kỳ năm 2020. Tính tới ngày 30/6, côgn ty ghi nhận doanh thu ròng và lợi nhuận sau thuế tăng lần lượt 31% và 16% so với cùng kỳ năm 2020.

Triển vọng tích cực những tháng cuối năm

Trong báo cáo xuất khẩu thủy sản công bố tháng 6/2021, công ty chứng khoán Mirae Asset cho rằng triển vọng của ngành này vẫn tích cực trong những tháng cuối năm do tốc độ tiêm vắc xin tăng tại các nước nhập khẩu và Việt Nam, dẫn tới nhiều thị trường quan trọng như châu Âu và Mỹ mở cửa trở lại. Dữ liệu do hải quan công bố cho thấy giá trị xuất khẩu thủy sản đạt hơn 4,1 tỷ USD trong nửa đầu năm 2021, tăng 14,6%, trong khi xuất khẩu các sản phẩm thủy sản biển tăng 16% lên 1,6 tỷ USD.

Tuy nhiên, công ty chứng khoán này cảnh báo rằng chi phí nguyên liệu và chi phí vận chuyển container đồng loạt tăng là các thách thức khác của ngành thủy sản, tác động tới kết quả kinh doanh. Trong 4 tháng đầu năm 2021, giá cá tra nguyên liệu tăng 11% so với cùng kỳ năm 2020, trong khi giá tôm thẻ chân trắng tăng vọt khoảng 20%.

Đồng thời, chi phí vận chuyển container từ châu Á tới các lục địa khác tăng vọt trong giai đoạn này, với chi phí tuyến Thượng Hải – Los Angeles tăng tới 238% do thiếu tàu và container, trước các tác động của đại dịch.

Trên thị trường chứng khoán, Mirae Asset  cũng lạc quan về cổ phiếu các công ty xuất khẩu thủy sản trong nửa cuối năm 2021 và đánh giá giá thị trường của các cổ phiếu này có thể vượt mức đỉnh trước đó khi chỉ số VN-Index chạm đáy ở mức 1.300 điểm.

Theo Vietnam News

Admin

Gián đoạn thương mại đẩy chi phí vận chuyển tăng cao vào năm 2024

Bài trước

Tác động lên thị trường hàng hóa do sự hỗn loạn ở Biển Đỏ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản