Thủy sản

Hơn 20 công ty xuất khẩu cá tra Việt Nam rút khỏi thị trường EU

0

Gần 25 công ty xuất khẩu cá tra rút khỏi thị trường EU từ đầu năm đên snay. Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết trong nửa đầu năm 2021, xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt 788 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ và các thị trường nhỏ hơn đang ghi nhận tăng trưởng mạnh, xuất khẩu cá tra sang EU liên tục suy giảm. Tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang EU đạt 51 triệu USD trong tháng 6/2021, giảm 21% so với cùn kỳ năm 2020. Giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường EU đã giảm trong liên tiếp 2 năm qua.

Đại diện của VASEP cho biết do những thay đổi trên thị trường EU, nhiều công ty xuất khẩu cá tra đã chuyển sang các thị trường khác. Đến cuối tháng 5/2021, gần 25 công ty xuất khẩu cá tra đã rút khỏi thị trường này. Phát biểu phỏng vấn báo Tiền Phong, ông Trương Đình Hòe, tổng thư ký VASEP cho biết sau khi Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam chính thức có hiệu lực, xuất khẩu cá tra sang thị trường này hưởng mức thuế ưu đãi, xuống chỉ còn 0%, mở ra nhiều cơ hội lớn cho ngành cá tra Việt Nam. Tại EU, Việt Nam thống trị thị trường cá tra và dường như không có đối thủ. Một số nước như Bangladesh và Trung Quốc xuất khẩu cá da trơn sang thị trường này nhưng với lượng thấp hơn nhiều so với Việt Nam. Ông Hòe cho biết bước vào năm 2021, thị trường bán lẻ EU bắt đầu phục hồi sau thời gian suy giảm mạnh trước tác động của đại dịch virus corona.

Tuy nhiên, ngành dịch vụ ăn uống, bao gồm khu vực nhà hàng và khách sạn tại EU, đang phục hồi rất chậm. Trong khi đó, các nhà nhập khẩu thận trọng hơn khi đặt hàng, đặc biệt là kể từ sau đợt bùng phát virus corona hiện nay. Người tiêu dùng EU bắt đầu thay đổi thói quen tiêu dùng và quan tâm hơn tới vấn đề an toàn thực phẩm, vốn là vấn đề họ rất khó tính trước đó. Người tiêu dùng yêu cầu các san rphẩm chất lượng cao hơn nhưng có giá rẻ hơn. Các yêu cầu đối với các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm rất khắt khe và nếu sản phẩm bị phát hiện không tuân thủ thì ngay lập tức đưcọ báo cáo và kiểm tra toàn diện tại cảng thông quan, ông Hòe cho biết thêm. Quy trình này có thể kéo dài từ 2 – 3 tuần, làm tăng chi phí. Khách hàng EU cũng đang tăng yêu cầu đối với cá tra, phải có chứng nhận bền vững, ông Hòe cho hay.

Ông Trần Đình Luân, cục trưởng Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ NNPTNT, cho biết để cải thiện giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường EU, các doanh nghiệp cần phải đầu tư thêm và cải thiện năng lực chế biến để đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và các điều kiện khắt khe từ phía EU. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần vận hạnh linh động và chủ động, giảm chi phí vận hành và tăng khả năng thích ứng lẫn khả năng cạnh tranh trong bối cảnh thị trường sẽ thay đổi theo tác động của đại dịch.

Theo Vietnam News

Admin

Luật đóng gói sửa đổi của EU sẽ ảnh hưởng như thế nào đến ngành thực phẩm tươi sống?

Bài trước

Xuất khẩu đồ gỗ sang EU, Mỹ giảm do người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản