0

Có những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang giảm nhiệt khi dữ liệu kinh tế quý 2/2021 cho thấy tăng trưởng GDP của Trung Quốc chậm lại do đầu tư công chậm và tăng trưởng tiêu dùng yếu đi. Xuất khẩu của Trung Quốc trong quý 2/20221 tăng 20%, nhưng giá dầu và các hàng hóa nhập khẩu khác đều tăng đang làm xói mòn cân bằng thương mại của nước này.

Đồng thời, giá thủy sản đang tăng vọt trên khắp cả nước. Giá bán buôn thủy sản nước ngọt tăng 20% trong nửa đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020 tại Trung Quốc, theo số liệu chính thức từ cơ quan thống kê nước này. Mức tăng giá này tương đương cao hơn 13,1 điểm phần trăm so với mức tăng giá trong nửa đầu năm 2020 và đóng góp thêm 0,12 điểm phần trăm vào chỉ số giá tiêu dùng chung (CPI) của Trung Quốc. Chỉ số giá thủy sản nói chung tăng 17,2% so trong nửa đầu năm 2021, cho thấy nguồn cung suy yếu.

Giá thịt lợn Trung Quốc giảm mạnh sau khi tăng mạnh trong năm 2020, giúp cân bằng tác động của giá thủy sản tăng vọt trong nhóm hàng hóa thực phẩm tính toán chỉ số CPI, nhưng ông Richard Yao, lãnh đạo mảng nuôi trồng thủy sản thuộc hãng chuyên tư vấn thú y Elanco China, cho biết các nhà sản xuất và nhập khẩu Trung Quốc đang gặp khó khăn trong đáp ứng nhu cầu. “Trong khi cá và các loại thủy sản khác đang ngày càng trở nên phổ biến là các lựa chọn tốt cho sức khỏe người tiêu dùng, hàng loạt các yếu tố khác đang kìm hãm sản xuất”, ông Yao cho hay. “Các yếu tố này bao gồm các chính sách bảo vệ môi trường mới, các gián đoạn gây ra bởi COVID-19, các hình thái thời tiết cực đoan tại nhiều khu vực chính và tình trạng thiếu lao động. Cùng với vấn đề chi phí TACN tăng, các yếu tố này càng khiến giá thủy sản tăng vọt trong khi nhu cầu vẫn ở mức cao.

Diễn biến giá trong nước cộng với “giảm nhập khẩu do COVID-19” và thời gian ngừng khai thác thủy sản tại các biển Bohai, biển Vàng và biển Đông bắt đầu từ ngày 1/5 càng góp phần làm giảm nguồn cung, ông Yao cho hay. Hải quan Trung Quốc đã tiến hành một cơ chế quản lý an toàn thực phẩm nghiêm ngặt để ngăn ngừa COVID-19 thâm nhập vào nước này thông qua các thực phẩm nhập khẩu nhưng tác động phụ lại dẫn tới tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng hoạt động kiểm tra thủy sản vào thị trường này.

Ngoài ra, chi phí vận chuyển cao chót vót, tình trạng đình đốn tại cảng, nguồn cung container lạnh giảm mạnh và thiếu lái xe tải – nhiều người có tay nghề cao – do phong tỏa kìm chế COVID-19 và bị cho thôi việc – đang gây áp lực chi phí lên thị trường của người bán, theo Paul Farrah, lãnh đạo Dieppe, New Brunswick, một nhà cung cấp thủy sản đông lạnh tại Canada Partner Seafood. Do đó, ngay cả khi giá tăng do nhu cầu cao, các nhà nhập khẩu Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn trong đưa được nguồn cung vào đáp ứng nhu cầu. “Nhu cầu đang cao hơn nguồn cung”, theo ông Farrah. “Người Trung Quốc vẫn thường chờ giá giảm mới mua nhưng hiện nguồn cung không đủ nên giá sẽ không giảm”.

Nhu cầu mạnh hơn dự báo tại Mỹ cũng làm giảm nguồn cung cho các khách hàng tại Trung Quốc, ông Farrah cho hay, đặc biệt là đối với tôm hùm, cua và cá trứng. Vấn đề này được xác nhận bởi Mike Hutt, phó giám đốc Virginia Marine Products Board, chuyên điều phối thương mại thủy sản dưới danh nghĩa bang Virginia. Ông Hutt cho biết các khách hàng Trung Quốc đang tích cực tìm nguồn cung cua xanh, thịt ốc xà cừ và hàu sống từ các nhà cung cấp bang Virginia. Nhưng họ cũng đang gặp vấn đề để đáp ứng nhu cầu này khi các ngành bán lẻ và dịch vụ ăn uống nội địa Mỹ hiện cũng đang bùng nổ nên các nhà chế biến thủy sản của bang không thể đáp ứng kịp cả hai nhu cầu lớn. Hutt cho biết văn phòng của ông có ý định tiếp cận trở lại thị trường Trung Quốc trong năm 2022 bằng việc tham dự các hội chợ thương mại nhưng rõ ràng ngành này đang quá bận rộn với thị trường quê nhà.

Theo Wan, giá cá hồi đang phục hồi kể từ sau các đợt bùng phát COVID-19 ban đầu, lên mức giá trung bình hiện nay là 12 USD/kg từ mức thấp 6 USD/kg. Giá tôm Ecuador đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020 lên trung bình 8 USD/kg hiện nay. Ông Wan cho biết nguồn cung cua Dungeness giảm cũng đang đẩy giá tăng trên thị trường Trung Quốc. Nhu cầu đối với tôm hùm tươi mạnh và giá tôm hùm Bắc mỹ liên tục duy trì ở mức cao, trng khi giá tôm hùm đông lạnh từ Úc hiện có thể tới Trung Quốc bằng đường hàng không, sau nhiều tháng các nhà xuất khẩu tôm hùm Úc bị đẩy ra khỏi thị trường này. “Do tôm hùm đá, tươi từ Úc vẫn chưa được phép xuất khẩu sang Trung Quốc, phần lớn các loại thủy sản thay thế tôm hùm đang tăng xuất khẩu sang htị trường này, đặc biệt là các loại tôm hùm nhiệt đới cỡ nhỏ”, ông Wan cho hay. “Thị trường đang phát đi các tín hiệu tích cực đối với ngành thủy sản – vốn chịu tác động tiêu cực nghiêm trọng do những căng thẳng địa chính trị giữa hai nước”. Nhưng vấn đề nguồn cung và logistics, như nút thắt cổ chai về giao nhận diễn ra gần đây tại tỉnh Quảng Đông – khi các lãnh đạo ra chỉ thị chỉ nhận một nửa số lô hàng thủy sản nhập khẩu do các vấn đề bốc dỡ hàng tại cảng, tiếp tục làm giảm biên lợi nhuận của các nhà xuất khảu”, ông Wan cho hay.

Giai đoạn tiêu dùng thủy sản cao điểm của Trung Quốc cũng trễ hơn thường lệ trong năm nay do các điều kiện thời tiết bất lợi làm chậm trễ nguồn cung và giao dịch trong nước, theo ông Hansen Lee, chủ tịch Coland Holdings Co., một công ty tại Hong Kog chuyên sản xuất và phân phối bột cá, dầu cá và thức ăn thủy sản. Ông Lee cho hay nhu cầu đối với bột cá – chủ yếu để cung ứng cho ngành TACN – tăng ngay cả khi COVID-19 làm gián đoạn nguồn cung. Nhu cầu tăng dẫn tới giá tăng và giá thành nuôi trồng thủy sản ại Trung Quốc tăng cùng hời điểm với hu cầu các đầu vào khác như thức ăn và thuốc thú y đồng loạt tăng. “Một số tác động ngày càng rõ rệt”, ông Lee cho hay. “Nhập khẩu bột cá trong 5 tháng đầu năm 2021 đạt 796.000 tấn, so với mức 458.000 tấn trong cùng kỳ năm 2020”.

Các vấn đề cấu trúc khác cũng là những rào cản đối với tăng trưởng sản lượng nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc. Coland là nhà cung cấp chính cho ngành lươn nhưng vẫn đang đình trệ sản xuất do vấn đề nguồn con giống, ông Lee cho hay. Nhưng Yao của Elanco cho rằng những vấn đề hiện nay của ngành nuôi trồng thủy sản Trung Quốc có thể giúp củng cố ngành này. “Duy trì vận hành và kết quả hoạt động của các hệ thống nuôi trồng thủy sản nội địa hiện nay là cực kỳ quan trọng đối với Trun gQuốc nên tăng nhu cầu đối với các sản phẩm động vật chất lượng tốt sẽ giúp duy trì chất lượng nước và ngăn ngừa dịch bệnh”.

Theo Seafood Source

Admin

Khủng hoảng Biển Đỏ gây chậm trễ nghiêm trọng hoạt động giao thương, cước vận chuyển tăng

Bài trước

Các cuộc tấn công ở Biển Đỏ làm tăng chi phí cho các nhà rang xay cà phê

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản